Gà Bị Nhớt Miệng Do Đâu? Phương pháp Điều Trị Hiệu Quả?

Trị nhớt miệng cho gà do bệnh CRD

Gà bị nhớt miệng không phải là căn bệnh hiếm gặp trong chăn nuôi. Tuy nhiên, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nếu người chăn nuôi không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu. Để có thể hiểu thêm chi tiết về căn bệnh này thì hãy theo dõi bài viết sau của chúng tôi, tại đây ae888.bet sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến bệnh nhớt miệng ở gà. 

Gà bị nhớt miệng là gì?

Nhớt miệng là căn bệnh khiến cho gà xuất hiện nhiều đờm dãi trong miệng cũng như trong cổ họng, đôi khi gà sẽ phát ra tiếng khò khè. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của gà mà còn có thể gây ra tử vong. Vì vậy, người chăn nuôi cần thường xuyên quan sát để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở gà và điều trị sớm nhất.

Nguyên nhân nhớt miệng ở gà

Có nhiều nguyên nhân gây ra nhớt miệng ở gà, dưới đây là 3 nguyên nhân chính chúng tôi đã tổng hợp được:

  • Gà bị thương: Gà chọi trong quá trình thi đấu có thể bị thương nhưng chúng lại cố chịu đựng và nuốt nước bọt vào trong, sau khi về không được vệ sinh và chăm sóc cẩn thận dẫn đến tích đờm và gây ra nhớt miệng.
  • Gà nhiễm E-Coli: Có một chủng của E-Coli ở thể viêm túi khí là nguyên nhân gây ra nhớt miệng ở gà. Nó trực tiếp ảnh hưởng khiến cho miệng gà chảy nhớt, bên cạnh đó còn đi kèm các bọt khí.
  • Gà bị bệnh CRD: Căn bệnh này được mọi người biết đến với tên gọi là hen khẹc. Ngoài việc làm cho miệng gà bị nhớt thì nó còn đi kèm với khò khè, khó thở.

Ngoài 3 nguyên nhân chính vừa nêu ở trên thì tình trạng nhớt miệng ở gà cũng có thể do bị đánh bả, trúng gió,… Người nuôi cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh kỹ càng để đưa ra phương pháp điều trị cho hợp lý.

Một số nguyên nhân khiến cho gà nhớt miệng
Một số nguyên nhân khiến cho gà nhớt miệng

Các triệu chứng khi gà bị nhớt miệng

Dễ nhận thấy nhất là miệng gà chảy nhớt nhiều và liên tục, đi kèm là kém ăn, ủ rũ và hoạt động ít hơn thường ngày. Nếu lâu ngày sẽ dẫn đến gà đi ngoài phân xanh, phân trắng và chân bị khô.

Đây đều là những triệu chứng chung của E-Coli thể túi khí và CRD. Dù là bệnh nào thì cũng vô cùng nguy hiểm cho gà nên người nuôi cần nhanh chóng xử lý để gà nhanh khỏe.

Cách chữa trị gà bị nhớt miệng

Để điều trị hiệu quả thì người nuôi cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó cần nhanh chóng cách ly những cá thể có bệnh ra khỏi đàn vì bệnh này có khả năng lây lan nhanh, nếu để lây sang cả đàn thì tỷ lệ chết gà là vô cùng lớn. Khi đã thực hiện cách ly và xác định được nguyên nhân gây bệnh thì bà con có thể áp dụng điều trị theo một số phương pháp sau đây.

Cách trị bệnh do đẹn

Trường hợp này bạn hãy lấy hết đờm dãi trong miệng ra bằng một cọng lông, sau đó sử dụng viên thuốc Tetracyclin 500mg cho gà uống, chú ý mở bỏ phần vỏ chỉ lấy phần bột bên trong. Hãy để cho gà nuốt từ từ chứ không vội cho gà uống nước.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc rơ miệng của trẻ nhỏ để cho gà uống khoảng 3 giọt trước khi cho uống Tetracyclin khoảng 2 tiếng. Bệnh đẹn không khó chữa nhưng người chăn nuôi cần thường xuyên quan sát để phát hiện và sớm điều trị vì nó làm cho gà đau rát miệng, từ đó khiến gà bỏ ăn và sụt cân, để lâu ngày gà sẽ bị kiệt sức và tử vong.

Thuốc điều trị nhớt miệng ở gà do đẹn
Thuốc điều trị nhớt miệng ở gà do đẹn

Xem thêm: Tại Sao Gà Bị Mất Gân? Cách Điều Trị Và Phòng Bệnh

Cách trị do bệnh CRD

CRD là bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gallsepticum gây nên, nó có thể lây truyền từ mẹ sang con hoặc tồn tại và lây lan trong không khí. Do đó khi phát hiện nguyên nhân gà bị nhớt miệng do CRD thì người nuôi cần thực hiện theo các bước sau:

  • Nhanh chóng cách ly những con gà bị bệnh và tiến hành long đờm cho gà.
  • Nếu gà bị sốt cần sử dụng thuốc Paracetamol để hạ sốt.
  • Sử dụng thuốc Bromhexine để làm loãng đờm cho gà.
  • Kết hợp thêm những loại thuốc giải độc gan, thận và các loại men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho gà.

Sau khoảng 4 đến 6 giờ thực hiện các bước trên thì tiến hành điều trị CRD:

  • Ở gà thịt: Sử dụng thuốc Tylosin kết hợp Doxycycline.
  • Ở gà đẻ trứng: Dùng thuốc Flodoxy.

Lưu ý: Các loại thuốc dùng theo hướng dẫn nhà sản xuất ghi trên bao bì.

Trị nhớt miệng cho gà do bệnh CRD
Trị nhớt miệng cho gà do bệnh CRD

Cách trị do nhiễm khuẩn E.Coli

E-Coli thể viêm túi khí phát sinh do gà sống trong môi trường kém vệ sinh, ở mặt đất và không khí đều ẩn chứa mầm bệnh hoặc lây lan giữa các cá thể trong đàn. Tuy không quá nguy hiểm nhưng khi phát sinh bệnh kế phát như thương hàn, CRD, cầu trùng thì sẽ hết sức nguy hiểm. Để điều trị gà bị nhớt miệng do nhiễm khuẩn E-Coli thì người nuôi có thể áp dụng phác đồ như sau:

  • Sử dụng kết hợp 4 loại thuốc Spectinomycin, Lincomycin, Doxycyclin, Florfenicol theo liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất.
  • Bổ sung các loại men tiêu hóa, thuốc giải độc, vitamin,… để tăng sức đề kháng cho gà giúp nhanh khỏi bệnh.

Nếu tình trạng bệnh chuyển nặng bạn nên điều trị theo phác đồ Coli – vinavet + Coli – KN + Coli – SP + Chlortetradexa + Neotesol theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tăng sức đề kháng cho gà bằng việc kết hợp thêm các loại thuốc bổ, men tiêu hóa,… 

Cách trị nhớt miệng theo phương pháp dân gian

Theo blog đá gà, trong trường hợp bạn chưa kịp mua thuốc tây để điều trị thì có thể điều trị theo phương pháp dân gian như sau:

  • Giã dập tỏi cho gà nuốt, nếu gà không nuốt được thì vắt lấy nước cho chúng uống, thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần đến khi bệnh ổn định.
  • Nhét lá trầu không vào miệng gà giúp đẩy đờm dãi xuống bụng.
  • Sử dụng mật ong ngâm tỏi cho gà uống để tăng sức đề kháng.
Cho gà ăn tỏi để trị nhớt miệng
Cho gà ăn tỏi để trị nhớt miệng

Phương pháp phòng gà bị nhớt miệng như thế nào?

Người nuôi nên đặt phương châm phòng bệnh lên đầu để quá trình chăn nuôi đạt hiệu quả, một số phương pháp để phòng tránh nhớt miệng ở gà như sau:

  • Dọn dẹp chuồng trại và thay chất độn chuồng thường xuyên.
  • Thực hiện công tác sát trùng khử khuẩn định kỳ.
  • Nguồn thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.
  • Tiêm phòng các loại vacxin để sức khỏe gà đảm bảo tốt nhất.
  • Thường xuyên quan sát gà để kịp thời phát hiện những biểu hiện lạ nhằm nhanh chóng cách ly tránh lây lan sang cả đàn.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, kết hợp thêm các loại vitamin, điện giải cần thiết.
  • Có thể sử dụng thêm nước gừng, tỏi để tăng cường sức đề kháng cho gà.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Ae888 về gà bị nhớt miệng mà chúng muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bạn đã tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm chăn nuôi khi tham khảo bài viết này. Nếu bạn còn gì băn khoăn thì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *