Mách Sư Kê Cách Xây Chuồng Gà Chọi Đơn Giản Hợp Lý Nhất

Xây chuồng gà chọi bằng lưới B40 phù hợp với thời tiết oi nóng ở Việt Nam

Cách xây chuồng gà chọi đơn giản cần thực hiện những gì? Nuôi gà chọi là thú vui tao nhã của rất nhiều người. Hơn nữa, chúng còn có giá trị kinh tế rất lớn, nhiều trang trại nuôi gà cũng vì thế mà mọc lên. Tuy nhiên các bạn đang không biết nên làm chuồng gà đá như thế nào cho phù hợp? Bài viết dưới đây ae888money.com sẽ mách sư kê cách làm chuồng gà chọi đơn giản, hợp lý lại hiệu quả

Lên ý tưởng thiết kế chuồng gà chọi

Để có cách xây chuồng gà đơn giản và nhanh nhất thì ngay từ ban đầu các bạn nên lên ý tưởng trước. Tùy vào điều kiện và mục đích nuôi gà mà có thể chọn loại mẫu chuồng gà đơn giản phù hợp. Để biết được mẫu chuồng gà chọi nào đáp ứng yêu cầu của bạn, các bạn sẽ hạch toán và lên ý tưởng thiết kế như sau:

Lên ý tưởng thiết kế trước khi xây chuồng gà chọi
Lên ý tưởng thiết kế trước khi xây chuồng gà chọi
  • Các bạn sẽ nuôi bao nhiêu con gà, nuôi để làm cảnh hay để bán?
  • Tùy vào số lượng gà nuôi, lựa chọn kích thước phù hợp để xây dựng chuồng. Xác định kiểu chuồng gà mình sẽ làm là: chuồng hai lớp, chuồng quây, chuồng kín hay là chuồng thoáng,…?
  • Lựa chọn nguyên vật liệu để làm phù hợp với chi phí của cá nhân.
  • Nếu như xây chuồng gà chọi thì chọn hướng quay như thế nào? Ở Việt Nam thì các mát và thoáng nhất thường là hướng Đông Nam và Nam.

Sau khi mọi người đã xác định được mục đích và kích thước của chuồng. Mọi người cần chuẩn bị cách làm chuồng gà chọi đơn giản từ các loại nguyên vật liệu. 

Các cách xây chuồng gà chọi đơn giản mang lại hiệu quả

Tùy vào vật liệu mà các bạn sẽ chọn để xây chuồng. Một số nguyên vật liệu phổ biến hiện nay là: sắt, thép, tre, nứa và gỗ,…. Nguồn vật liệu khác nhau sẽ cho ra những mẫu chuồng khác nhau. Dưới đây là một số mẫu và các cách xây chuồng gà chọi đơn giản nhất cho mọi người tham khảo.

Cách xây chuồng gà bằng lưới B40

Chuồng gà được làm từ lưới thép có lẽ là cách làm đơn giản và phổ biến nhất hiện nay. Những ô lưới sẽ giúp chuồng vừa thoáng mát lại sạch sẽ, đặc biệt phù hợp với thời tiết nóng bức ở Việt Nam.

Xây chuồng gà chọi bằng lưới B40 phù hợp với thời tiết oi nóng ở Việt Nam
Xây chuồng gà chọi bằng lưới B40 phù hợp với thời tiết oi nóng ở Việt Nam

Cách làm chuồng gà chọi đơn giản từ lưới thép đó là sử dụng các thanh sắt nhỏ hoặc nẹp gỗ để làm khung. Sau đó mọi người quây lưới thép xung quanh và buộc chặt. Nếu dùng cột thép thì cần có máy hàn để hàn chặt mối nối với khung thép.

Tùy vào diện tích làm chuồng theo mong muốn của mình mà mua lưới thép có độ dài hợp lý. Tuy nhiên, vào mùa đông, anh em sư kê nên sử dụng các biện pháp che chắn để gà không bị nhiễm lạnh. Phía trên chuồng gà nên lợp tôn để giúp che nắng mưa.

Ưu điểm:

  • Chi phí xây chuồng bằng lưới B40 khá rẻ, chỉ khoảng từ 700 đến 1 triệu đồng.
  • Chuồng trại chắc chắn và kiên cố. Che mưa che gió khá tốt.
  • Độ thoáng của chuồng gà đạt ở mức tối đa, hạn chế chuột, rắn,… vào tấn công.
  • Tháo lắp chuồng đơn giản dễ dàng.

Nhược điểm

  • Chuồng gà chọi B40 dễ bị mưa tạt, gió lùa vào mùa mưa.
  • Chuồng làm rất đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo tay từ người thực hiện.
  • Tốn khá nhiều công sức khi xây chuồng gà chọi theo cách này.
Nhược điểm của chuồng gà B40 là dễ bị gió lùa vào mùa mưa
Nhược điểm của chuồng gà B40 là dễ bị gió lùa vào mùa mưa

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Gà Mới Nở Cho Uống Thuốc Gì Là Tốt Nhất

Cách làm lồng nuôi gà chọi

Lồng nuôi gà được làm bằng sắt hoặc thép phù hợp với những anh em nuôi gà làm cảnh hoặc nuôi để huấn luyện. Những chiếc lồng này có chiều cao là 1m với diện tích 1m x 1m hoặc 1m x 1,5m. Đây là kiểu lồng thường phổ biến tại các cửa hàng vật nuôi.

Anh em sư kê có thể sử dụng nhiều thanh thép, sắt nhỏ hàn và đan lại với nhau để tạo thành lồng. Mẫu lồng này các bạn kết hợp với chạy lồng gà chọi sẽ rất tiện dụng.

Phần nền có thể rải trấu đặt gạch hoặc rơm tạ để giúp gà chọi thoải mái hơn. Nếu sư kê mang gà đi thi đấu thường xuyên thì nên dùng loại lồng này vì rất tiện lợi.

Lồng nuôi gà chọi tiện lợi khi mang gà đi thi đấu
Lồng nuôi gà chọi tiện lợi khi mang gà đi thi đấu

Cách xây chuồng gà chọi đơn giản nuôi số lượng lớn

Do nuôi gà chọi đem lại lợi ích kinh tế cao nên nhiều chủ trang trại bắt đầu nuôi với số lượng lớn. Vì thế, với mục đích nuôi này, loại chuồng gà khép kín, kiêng cố thường được ưu tiên lựa chọn. Bà con nên chuẩn bị gạch, xi măng, tôn hoặc ngói để tiến hành xây chuồng.

Chủ trang trại có thể xây chuồng thành nhiều tầng để tiết kiệm diện tích. Xây từ 2 đến 3 mặt và mặt trước nên sử dụng lưới hoặc gỗ để tạo môi trường thoáng mát. Kích thước mỗi chuồng nên đạt từ 1m trở lên để tạo không gian thông thoáng và dễ dọn dẹp. Với mô hình này, bà con có thể nuôi nhiều lứa, số lượng tùy thuộc vào số lượng chuồng xây. Sử dụng ngói lợp cũng sẽ mát hơn tôn, nhưng giá thành cũng sẽ đắt hơn. 

Hiện nay còn có rất nhiều loại chuồng gà khác, tuy nhiên đây là ba loại chuồng phổ biến nhất hiện nay. Cách xây dựng chuồng gà chọi này dễ làm, dễ sử dụng lại vệ sinh, và hơn hết là dọn dẹp rất tiện lợi.

Các mẫu chuồng gà đơn giản bằng tre, gỗ, nứa

Chuồng gà được xây dựng từ tre, nứa và gỗ mang lại nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, có những hạn chế mọi người cần cân nhắc khi áp dụng xây chuồng gà chọi theo mẫu này.

  • Điểm mạnh

Sử dụng tre, nứa và gỗ làm nguyên liệu xây dựng cho chuồng gà có thể giảm thiểu chi phí so với việc sử dụng các vật liệu khác. Các nguyên liệu phổ biến, dễ dàng tìm kiếm, giúp việc xây dựng chuồng trở nên thuận tiện hơn . Ngoài ra, sử dụng tre nứa có khả năng thoát khí tốt, tạo môi trường mát mẻ cho gà nuôi.

  • Điểm yếu

So với các vật liệu khác chuồng gà bằng tre, nứa và gỗ có mức độ chắc chắn tương đối thấp. Điều này có thể làm tăng nguy cơ hỏng hóc hoặc sụp đổ khi gặp các tác động mạnh. Tre, nứa và gỗ cũng dễ bị tấn công bởi côn trùng mối mọt và bị ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết. Vì thế tuổi thọ của chuồng và độ bền của cấu trúc sẽ bị giảm đi Xây dựng chuồng gà bằng tre, nứa cũng giới hạn số lượng gà trong 1 đợt nuôi. 

Chuồng gà bằng tre gỗ tiết kiệm chi phí
Chuồng gà bằng tre gỗ tiết kiệm chi phí

Dùng ống nước làm chuồng gà

Lựa chọn làm chuồng gà bằng ống nước là một cách tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, xây chuồng gà chọi từ ống nước cũng đi kèm với những ưu điểm và hạn chế riêng. 

  • Ưu điểm

Do trọng lượng nhẹ và thiết kế đơn giản, việc di chuyển chuồng gà từ vị trí này sang vị trí khác trở nên thuận tiện. Quá trình xây dựng chuồng gà bằng ống nước thường khá đơn giản và không đòi hỏi kỹ thuật cao. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và công sức cần thiết trong quá trình thi công.

  • Nhược điểm 

Ống nước không phải là vật liệu có tính bền và chắc chắn so với các vật liệu khác như kim loại hoặc gỗ. Vật liệu ống nước cũng dễ bị vỡ khi chịu va đập mạnh. Vì thế, tuổi thọ và độ bền của chuồng gà sẽ giảm đi theo thời gian. 

Chuồng gà lạnh

Theo blog đá gà, phương pháp nuôi gà trong mô hình chuồng lạnh mang đến nhiều ưu điểm về kinh tế và hiệu quả, nhưng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn. Dưới đây là ưu nhược điểm của mô hình chăn nuôi chuồng lạnh:

  • Ưu điểm

Mô hình chuồng lạnh thường được xây dựng trong môi trường khép kín, giúp kiểm soát tốt hơn việc lây lan của các dịch bệnh đối với đàn gà. Với hệ thống thông gió giúp giảm thiểu mùi hôi phát ra xung quanh. Tạo môi trường sống tốt hơn cho đàn gà.

Chuồng lạnh thường được thiết kế với hệ thống tự động cung cấp thức ăn, ánh sáng và điều chỉnh nhiệt độ. Do tính tự động hóa, mô hình này giúp giảm đáng kể chi phí về nhân công trong quá trình chăm sóc đàn gà. Ngoài ra, với điều kiện môi trường ổn định và tối ưu, đàn gà thường đạt sản lượng thịt và trứng cao hơn.

  • Nhược điểm 

Xây dựng và thiết lập hệ thống chuồng lạnh đòi hỏi chi phí cao, đây là điểm hạn chế cho những người có nguồn vốn hạn chế. Việc quản lý và vận hành mô hình chuồng lạnh yêu cầu kiến thức. Nếu không có kinh nghiệm có thể gây ra thiệt hại lớn.

Chuồng gà lạnh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn
Chuồng gà lạnh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn

Những điều cần chú ý khi làm chuồng gà

Để tạo môi trường tốt nhất cho gà chọi phát triển. Khi xây chuồng gà chọi các bạn cần tuân theo một số nguyên tắc sau:

  • Nếu nuôi nhiều gà chọi cùng lúc và đặt chuồng cạnh nhau. Mọi người cần lắp tấm lưới ngăn để tránh gà tấn công lẫn nhau.
  • Xây thành chuồng cao khoảng 0.8 – 1 mét để gà không thể nhìn thấy nhau để giảm khả năng xung đột.
  • Lót nền chuồng bằng cát để dễ dàng vệ sinh và tránh ẩm ướt. Dọn dẹp chuồng định kỳ để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm bệnh.
  • Nếu sử dụng nền đất, hãy đổ lớp cát dày khoảng 10 – 20 cm để gà có thể tắm cát và duy trì nhiệt độ mát mẻ trong mùa hè.
  • Treo lá sầu đâu hoặc lá mần tưới trong chuồng để trị bọ mạt, tạo môi trường sống lành mạnh cho gà.
  • Chọn vị trí đặt chuồng trên nền đất cao, tránh hướng gió mạnh để bảo vệ gà khỏi ảnh hưởng của thời tiết.
  • Mọi người cần vệ sinh thường xuyên, cung cấp thức ăn nhiều dinh dưỡng và nước sạch. Theo dõi sức khỏe của đàn gà để đảm bảo chúng phát triển tốt và có sức khỏe trước khi ra đấu trường.

Kết luận

Hy vọng với những cách xây chuồng gà chọi đơn giản trên đã giúp mọi người lên ý tưởng và lựa chọn được mẫu chuồng phù hợp với mình. Đừng quên truy cập vào web ae888money.com mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *