Gà bị mốc chắc hẳn là căn bệnh không còn xa lạ gì với các sư kê trong giới gà. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sẽ có các cách điều trị khác nhau. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng nó sẽ kéo dài không khỏi nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả thông tin liên quan đến mốc ở gà để anh em có thể tham khảo.
Gà bị mốc là bệnh gì?
Mốc là căn bệnh ngoài da thường thấy ở gà chọi, đặc biệt vào mùa mưa hoặc mùa hanh khô. Loại bệnh này do một loại nấm có tên Trichophyton gallinae gây nên và có thể lây truyền sang những cá thể khác. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển nảy nở và lây lan với tốc độ chóng mặt. Do đó người chăn nuôi cần phát hiện kịp thời để chữa trị.
Nguyên nhân gà chọi bị mốc
Nguyên nhân chính khiến cho gà chọi bị mốc là một loại vi khuẩn gây nên. Tuy nhiên lại có nhiều nguyên nhân khiến cho loại vi khuẩn này xuất hiện, vì vậy người chăn nuôi cần hiểu rõ gà mốc do đâu để đưa ra được cách xử lý hiệu quả.
Xem thêm: Gà Bị Gãy Cựa – Các Phương Pháp Giúp Cựa Nhanh Mọc Lại
Điều kiện sống quá ẩm ướt
Chuồng trại chăn nuôi ẩm ướt và thiếu ánh sáng chính là nguyên nhân chính tạo ra các loại vi khuẩn nấm mốc ở gà. Không những vậy, khi sống trong môi trường này gà còn mắc nhiều loại bệnh khác như hen suyễn, các bệnh ngoài da, rụng lông,…
Vệ sinh gà chưa đúng cách
Sau khi gà chọi thi đấu về thì mọi người sẽ tắm rửa, vệ sinh và vỗ đờm dãi cho chúng. Tuy nhiên, nhiều người làm không đúng cách sẽ khiến cho lớp da gà bị nấm mốc và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Tình trạng kéo dài khiến bệnh nặng và lan ra nhiều hơn.
Đặc biệt, vào mùa hanh khô thì lớp da gà sẽ thường mất đi độ ẩm, khi vệ sinh cơ thể gà bằng nước ấm sẽ làm lớp da bị bong tróc và làm nấm mốc xuất hiện khiến cho gà bị mốc.
Lây bệnh từ gà khác bị mốc
Tương tự như các bệnh ngoài da khác, mốc cũng sẽ lây lan qua các các thể gà khi tiếp xúc với nhau. Bên cạnh đó, khi nhốt chung gà ở một chuồng hoặc sử dụng chung khăn lau sẽ làm tăng khả năng lây bệnh, thường thấy khi gà đá hoặc đi vần các sư kê hay mượn khăn của nhau để lau chùi cho chiến kê.
Không cung cấp đủ độ ẩm cho da
Nếu như bạn quan sát kỹ thì hầu như nấm mốc chỉ xuất hiện ở những con gà đi chọi chứ gà thịt sẽ rất ít khi thấy. Nguyên nhân là do gà chọi không có lớp lông bảo vệ da, do đó độ ẩm không được duy trì khiến cho lớp da bong tróc hoặc mốc trắng.
Triệu chứng gà bị mốc
Mốc là căn bệnh ngoài da nên sẽ dễ dàng nhận biết và quan sát được bằng mắt thường. Gà sẽ thường rỉa lông cánh và ngực khi bị mốc, bên cạnh đó còn một số triệu chứng khác như:
- Vùng da cổ, da đầu, mào hoặc toàn thân xuất hiện các lớp vảy nhỏ màu trắng, lâu dần tạo nên những vùng vẩy nấm to và sần sùi như phủ bột.
- Thời gian đầu mốc chỉ xuất hiện ở một số vùng da nhất định. Tuy nhiên, vi khuẩn nấm mốc sẽ lây lan nhanh chóng sang các vùng da khác và làm bệnh trở nặng nếu không được điều trị kịp thời.
- Gà chiến cảm thấy khó chịu và ngáy toàn thân, bên cạnh đó tính thẩm mỹ, khả năng chiến đấu và sức khỏe của gà cũng bị suy giảm nghiêm trọng.
Cách chữa bệnh mốc trên gà chọi
Nấm mốc ở gà có nhiều cách để chữa trị, anh em có thể áp dụng theo phương pháp dân gian hoặc sử dụng các loại thuốc đặc trị để thúc đẩy bệnh nhanh khỏi hơn.
Chữa mốc ở gà bằng bã chè
Từ xa xưa đã lưu truyền phương pháp sử dụng bã chè và nước chè ấm để tắm cho gà sau đó lấy khăn om bóp. Tuy nhiên, phương pháp này không thực sự mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả rất chậm.
Một số sư kê khuyên nên dùng các loại thuốc tây chữa nấm mốc sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn, các loại thuốc này đa phần chỉ bôi ngoài da nên sẽ không gây ảnh hưởng xấu gì đến gà.
Sử dụng thuốc đặc trị nấm mốc
Theo blog đá gà, những loại thuốc bôi đặc trị nấm mốc có ưu điểm là hiệu quả nhanh, tuy nhiên một số thuốc có chứa thành phần của thuốc tẩy sẽ khiến da gà bị bào mòn đáng kể. Vì vậy, trước khi sử dụng anh em cần lựa chọn cẩn thận những loại thuốc có độ uy tín cao và nhiều người sử dụng để an toàn cho gà chiến của mình.
Một số loại thuốc đặc trị gà bị mốc phổ biến như: Tuýp Clotrimazole, thuốc bôi Nizoral, Ketomycine, kem Korcin. Những loại thuốc này có giá thành vừa phải và có mặt ở hầu hết các nhà thuốc thú y nên anh em có thể tìm mua bất cứ lúc nào.
Bạn chỉ cần bôi thuốc trực tiếp vào những vùng da bị mốc trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tách riêng chiến kê ra khỏi đàn trong quá trình điều trị nhằm tránh lây lan sang các cá thể khác.
Phương pháp phòng bệnh mốc trên gà
Từ lâu đã có câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó anh em nên thực hiện những biện pháp phòng tránh từ sớm để đỡ tốn thời gian và công sức chữa trị, một số biện pháp phòng mốc ở gà được chúng tôi tổng hợp như sau:
- Môi trường sống của gà cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, chuồng trại thông thoáng và phun thuốc khử khuẩn định kỳ. Nếu có điều kiện thì hãy đầu tư thiết bị theo dõi độ ẩm để đảm bảo chuồng gà luôn có một độ ẩm lý tưởng.
- Vệ sinh cho gà sạch sẽ bằng nước ấm và khăn sạch sau khi thi đấu về, thực hiện hong khô lông gà trước khi thả vào chuồng. Tốt nhất nên lựa chọn buổi trưa để vệ sinh cho gà.
- Những con gà bị nấm mốc thì nên cách ly để tránh lây lan, dụng cụ vệ sinh của gà cũng tuyệt đối không dùng chung để tránh lây nhiễm.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về gà bị mốc mà Ae888 muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc chú chiến kê của mình. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức mới nhất về gà nhé.
Đào Bá Lộc là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa về an toàn và bảo mật trên AE88BET. Anh cam kết đảm bảo mọi hoạt động cá cược và thông tin cá nhân của khách hàng đều được bảo vệ một cách tốt nhất tại đây. Anh đã đầu tư vào công nghệ hiện đại và các biện pháp bảo mật tiên tiến để AE88BET là một môi trường giải trí trực tuyến an toàn và uy tín để người chơi tham gia các trò chơi yêu thích.
Thông tin chi tiết: