Gà Bị Gãy Cựa – Các Phương Pháp Giúp Cựa Nhanh Mọc Lại

Gà gãy cựa do các tác nhân bên ngoài

Gà bị gãy cựa do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những tác nhân bên ngoài, cựa gà bị va đập mạnh khiến nó bị gãy. Dù là nguyên nhân gì thì việc gãy cựa cũng làm cho gà vô cùng đau đớn và không thể chắc chắn hồi phục bình thường được. Do đó, các sư kê cần tìm hiểu những những phương pháp chữa trị hiệu quả nếu không muốn chiến kê của mình phải giải nghệ sớm.

Nguyên nhân khiến cho gà bị gãy cựa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy cựa ở gà nhưng chủ yếu là do tác động của ngoại lực khiến cựa bung và chảy máu như xông lồng, gà đá nhau, bị ngã, bị vụt, bị kẹt,… Khi gà gặp phải tình trạng gãy cựa thì sư kê không nên cho gà tham gia chiến đấu mà cần để gà nghỉ ngơi đến khi bình phục.

Gà gãy cựa do các tác nhân bên ngoài
Gà gãy cựa do các tác nhân bên ngoài

Gà gãy cựa có gây ra nguy hiểm không?

Đối với gà đòn thì cựa gần như là vô dụng và không được sử dụng trong các trận thi đấu, trong giao tranh thì những con gà có cựa dài thậm chí còn gặp phải nhiều bất lợi. Vì vậy, khi cựa gãy thì không gây ra vấn đề nghiêm trọng gì ngoài việc khiến gà bị đau.

Ngược lại đối với gà cựa thì việc này gây ra ảnh hưởng rất lớn. Khi gà mất cựa được ví như một người tay không đánh nhau với một người cầm kiếm vậy, lúc này trình đá của gà giảm xuống gần như bằng 0.

Dù cho phần bị gãy chỉ là chất sừng nhưng nó khiến cho gà bị thương và chảy máu. Khả năng chiến đấu về sau của gà cũng bị giảm sút mạnh khi mất đi vũ khí chiến đấu này. Gà chiến sẽ trở nên vô hại khi không được chữa trị kịp thời, lúc này gà chỉ có thể giải nghệ để về đúc mái hoặc thậm chí trở thành gà thịt.

Xem thêm: Bật Mí Cách Xổ Lãi Cho Gà Cực Hiệu Quả Có Thể Bạn Chưa Biết

Gà bị gãy cựa có thể mọc lại như ban đầu được không?

Bởi vì cựa là chất sừng nên chờ đến khi tích tụ đủ nó sẽ mọc ra như ban đầu. Tuy nhiên, cựa bị gãy đi phải mất một thời gian khá lâu mới có thể phục hồi lại được, đặc biệt là với gà đòn. Nếu bạn đã từng nuôi gà đòn chắc hẳn có thể nhận thấy được rất ít con nào có cựa dài.

Cựa là chất sừng nên hoàn toàn mọc lại được
Cựa là chất sừng nên hoàn toàn mọc lại được

Phương pháp chữa cho gà gãy cựa bằng thuốc 

Nhiều sư kê chăm sóc gà gãy cựa thường cho rằng chỉ cần tập trung vào chế độ dinh dưỡng để cựa nhanh dài, tuy nhiên suy nghĩ này không hoàn toàn đúng. Đối với những con gà chiến có cơ địa tốt thì việc bổ sung các dưỡng chất giúp chúng hồi phục được nhanh chóng. Nhưng phương pháp này gần như không hiệu quả đối với những con gà có cơ địa và sức khỏe yếu.

Trong trường hợp này các anh em sư kê nên áp dụng thêm một số loại thuốc chuyên dụng dùng để chữa gà bị gãy cựa. Lampam là loại thuốc có xuất xứ ở Thái Lan và được nhiều người tin dùng thời gian gần đây bởi nó mang lại hiệu quả khá cao, bạn có thể tìm mua ở trên các sàn thương mại điện tử hoặc các hiệu thuốc thú y.

Công dụng 

Lampan là loại thuốc chuyên sử dụng cho những chú gà chiến bị mất mỏ, gãy cựa nhằm kích thích cựa và móng của gà cứng hơn giúp nhanh chóng hồi phục. Loại thuốc này được nhiều anh em trong giới chơi gà đánh giá cao khi sử dụng chữa gãy cựa ở gà.

Cách dùng thuốc Lampam

Bước đầu tiên các anh em sư kê cần dùng thuốc sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh vùng cựa gà. Sau đó bôi thuốc Lampan trực tiếp vào phần cựa bị thương đều đặn ngày 2 lần sáng tối.

Bên cạnh đó, sư kê có thể sử dụng kèm theo các loại vitamin C giúp gà mau chóng lành vết thương. Tuyệt đối không tập luyện các bài tập nặng cho gà trong thời gian này vì có thể làm gãy cựa non mới mọc.

Thuốc Lampam cho gà gãy cựa
Thuốc Lampam cho gà gãy cựa

Những lưu ý khi chăm sóc cho gà bị gãy cựa

Việc đầu tiên khi cần làm khi chăm sóc gà gãy cựa là cho chúng thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, cùng với đó là sử dụng thêm các loại thuốc chuyên dụng giúp kích thích cựa mọc nhanh hơn.

Thay đổi khu nuôi nhốt

Theo blog đá gà, các sư kê cần thay đổi chuồng nuôi của gà sang một nơi khác sạch sẽ hơn. Nên dùng bìa carton lót nền để ngăn không cho đất cát bám vào làm bẩn phần thịt non ở cựa. Nếu có điều kiện anh em cũng có thể sử dụng thảm cỏ nhân tạo để mang lại hiệu quả một cách tối ưu. Đặc biệt cần tránh để gà trên nền gập ghềnh như đá, sỏi,… vì sẽ khiến vết thương gà lâu lành.

Vệ sinh làm sạch vết cựa bị gãy

Anh em sư kê sử dụng nước muối sinh lý hoặc cồn sát khuẩn để vệ sinh thường xuyên vùng cựa bị gãy tránh cho gà bị nhiễm trùng và bị mốc. Khi vệ sinh sạch có thể băng lại để tránh bụi bẩn và các tác nhân bên ngoài. 

Dùng nước muối sinh lý vệ sinh vùng cựa gãy
Dùng nước muối sinh lý vệ sinh vùng cựa gãy

Cho uống thuốc liền sẹo

Cho gà uống 3 viên Amoxicillin, 6 viên vitamin C trong 3 ngày liên tiếp. Amoxicillin là thuốc kháng sinh giúp cho vết thương không bị nhiễm trùng và mau lành hơn. Vitamin C cung cấp thêm cho gà nguồn dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng giúp gà nhanh khỏe. Ngoài ra, để gà bị gãy cựa hồi phục tốt nhất anh em có thể cho sử dụng thêm thuốc bổ pharmaton, sâm, mật ong,…

Đảm bảo chế độ ăn uống của gà có đủ dinh dưỡng

Tương tự như mỏ gà và móng chân, cựa là một lớp sừng nên khi thúc đẩy được chúng mọc ra nhiều sẽ giúp cựa nhanh lành hơn. Do đó nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho gà để đẩy nhanh quá trình phát triển của lớp sừng.

Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm cho gà một số loại mồi tươi như thịt, côn trùng, mối, rắn rết, bò sát nhỏ,… để tăng sức khỏe cho gà. Thời điểm tốt nhất cho gà ăn là vào buổi trưa, tránh cho ăn vào buổi tối sẽ khiến gà khó tiêu hóa. Ngoài ra, anh em nên kết hợp cho gà uống men tiêu hóa để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng được hấp thu tối đa.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết của Ae888 trên anh em đã bỏ túi được những thông tin bổ ích trong quá trình điều trị gà bị gãy cựa. Chú ý rằng thời gian điều trị càng lâu sẽ càng làm giảm đi khả năng chiến đấu của gà, do đó anh em cần chú ý trong quá trình điều trị để mang lại hiệu quả cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *