Thuần Gà Rừng – Kinh Nghiệm Chăm Sóc Gà Nhanh Dạn Hiệu Quả

Gà rừng linh hoạt và rất thông minh

Thuần gà rừng là bước quan trọng để người nuôi gà sở hữu được một chú gà rừng để làm cảnh hoặc nuôi gà đá. Anh em yêu thích giống gà rừng muốn tự tay thuần hóa thì hãy tham khảo những kinh nghiệm chăm sóc, thuần hóa của các sư kê lão làng dưới đây.

Gà rừng là gà gì? 

Gà rừng thuần chủng được rất nhiều người quan tâm và ưa chuộng
Gà rừng thuần chủng được rất nhiều người quan tâm và ưa chuộng

Trước khi khám phá cách thuần hóa gà rừng, mọi người nên tìm hiểu về bản thân giống này. Đây là giống gà được tìm thấy ở vùng núi hoang vu nên có tiên gọi là gà rừng. Trước đây, chúng có số lượng lớn nhưng dần dần do môi trường ô nhiễm và săn bắt nhiều nên gà rừng thuần chủng ngày càng giảm sút. 

Với khả năng phát triển trong thiên nhiên rất tốt nên hiện nay những người nuôi gà rừng có thể cho chúng sinh sống trong môi trường rừng gỗ, nương rẫy rất thuận tiện. Tuy nhiên, vì bản chất hoang dã nên quá trình thuần gà rừng sẽ có nhiều điểm khó khăn hơn các giống gà khác.

Xem thêm: Top 7 Lối Gà Chọi Hiếm Nhất Các Sư Kê Không Nên Bỏ Lỡ

Phân loại gà rừng tại Việt Nam 

Hiện nay, gà rừng của Việt Nam được các nhà khoa học tìm hiểu và nghiên cứu thì phát hiện ra 3 loại chính:

  • Giống Gallus Gallus Jabouillei: Chúng xuất hiện chủ yếu ở khu vực Đông Bắc.
  • Giống Gallus Gallus Spadiceus: Chúng được thấy nhiều ở khu vực Tây Bắc.
  • Giống Gallus Gallus Gallus: Chúng thường sống ở khu vực từ Hà Tĩnh trở vào miền Nam.

Trước đây, khi chúng ta chưa có ý định thuần gà rừng và nuôi nhốt chúng thì gà rừng xuất hiện xung quanh khu vực có con người sinh sống. Chúng có thể đến và giao phối với các giống gà nhà. Lúc này, mọi người thấy được những đặc điểm vượt trội của chúng và có nhu cầu thuần hóa gà rừng.

Đặc điểm của gà rừng 

Gà rừng linh hoạt và rất thông minh
Gà rừng linh hoạt và rất thông minh

Gà rừng thuần chủng sống ở trong rừng núi hoang dã, thể hình không quá vạm vỡ. Trung bình mỗi con có khối lượng khoảng 1,2kg – 1,5kg. Chiều dài cánh của mỗi con gà rừng là 200 – 250mm. 

Gà rừng trống sẽ có lông đỏ cam nổi bật ở phần đầu, cổ. Lưng và cánh sẽ có màu đỏ thẫm. Các phần lông bụng, ngực, đuôi thì thường sẽ là màu đen. Trong khi đó, gà rừng mãi sẽ thường có chung màu lông nâu xám. 

Mỏ gà rừng có màu xám chì hoặc nâu sừng. Chân xám nhạt, nhỏ nhắn, di chuyển rất linh hoạt, khéo léo. Mắt gà có màu vàng cam hoặc màu nâu. Đôi tai thì màu trắng nên nhiều người gọi gà rừng là gà rừng tai trắng.

Những chú gà rừng thường thích đi ăn vào sáng sớm tinh mơ hoặc xế chiều. Tối đến, chúng ngủ trên những cây cao hơn 5m hoặc bụi tre nứa. Gà rừng thích ăn kiến, giun, mối… cùng các loại quả hạt dại. Tuy nhiên, anh em nuôi thì có thể cho gà ăn lúa, ngô hay các loại cám công nghiệp

So với gà nhà thì gà rừng có ngoại hình sặc sỡ, dáng thon gọn nên rất được ưa thích và thuần hóa để làm cảnh, đi đá. Tuy nhiên, khi sống trong hoang dã chúng rất tinh khôn, linh hoạt, khi đi kiếm mồi thì luôn quan sát và lắng nghe động tĩnh xung quanh. Do đó, anh em muốn thuần giống gà rừng cần hiểu về giống, về tập tính của chúng. 

Cách thuần gà rừng hiệu quả 

Để thuần hóa được một con gà rừng như ý thì anh em cần cả một quá trình lâu dài. Người nuôi chú ý từ con giống đến chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc.

Cách chọn gà rừng giống 

Chọn gà rừng giống cần chú ý nhiều yếu tố
Chọn gà rừng giống cần chú ý nhiều yếu tố

Theo blog đá gà, tùy vào mục đích chọn nuôi và thuần hóa gà rừng khác nhau cùng với môi trường sống mà anh em chọn giống gà phù hợp. Theo đó, phụ thuộc vào giống gà rừng được phân bố ở gần nơi mình sinh sống mà mọi người chọn loài gà rừng thích hợp, chúng dễ dàng thích nghi với khí hậu, không gian tại đó.

Nếu nuôi gà làm cảnh thì người nuôi thường chọn con giống có màu đẹp. Dáng đi đứng oai vệ, gáy vang dứt khoát. Đối với những ai muốn nuôi gà đá thì thường chọn những con gà rừng trống, lông màu điều, mồng dày, cựa sắc bén, gáy chuẩn, máu chiến, thông minh.

Xây dựng chuồng nuôi gà rừng 

Chuồng trại của gà rừng cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi sử dụng để thuần gà rừng. Hiện nay có hai hình thức nuôi gà rừng tương ứng với hai cách thức chuẩn bị chuồng trại. 

  • Nuôi thả rông: Chủ yếu anh em nuôi số lượng nhiều, không gian rộng rãi thì sẽ nuôi cách này. Xung quanh có rào lưới cao để quay lại. Tuy không tốn quá nhiều chi phí nhưng anh em cần chú ý để gà không đi sâu vào đồi núi hay khu vực hoang vu rồi mất hút. 
  • Nuôi nhốt trong chuồng: Anh em thuần gà rừng để nuôi gà đá hay gà cảnh thường sẽ nuôi trong chuồng. Kết cấu chuồng có thể xây gạch cao, nền đổ cát, xung quanh dùng lưới để rào lại vừa thoáng mát vừa không để gà đi mất. 

Kỹ thuật chăm sóc gà rừng 

Chăm sóc, thuần hóa gà rừng không đơn giản
Chăm sóc, thuần hóa gà rừng không đơn giản

Bước quan trọng nhất để thuần giống gà rừng thành công là kỹ thuật chăm sóc. Trong kỹ thuật này bao gồm dinh dưỡng, chăm sóc và huấn luyện gà. 

  • Dinh dưỡng: Gà rừng còn nhỏ thích ăn tấm gạo, ngô, các loại cám, rau xanh và các loài mồi thịt tươi băm nhỏ. Sau 4 tuần thì anh em không cần băm nhỏ nữa.
  • Chăm sóc: Gà cần được tiêm vắc xin định kỳ, đúng liều lượng theo quy định. Khu vực nuôi luôn được vệ sinh, rắc vôi khử trùng đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng.
  • Huấn luyện: Tùy vào tuổi và sự phát triển của gà mà có những bài tập huấn luyện để gà dạn hơn, học đá, học gáy, học vần hơi…

Giá bán gà rừng là bao nhiêu? 

Hiện nay, nhu cầu thuần gà rừng để nuôi là rất lớn do đó giống gà này rất được quan tâm. Mức giá cũng ở mức khá cao. Gà rừng giống nuôi làm thịt có giá từ 700.000đ – 9.000,000đ. Những cặp gà rừng làm cảnh đẹp hay khả năng đá hay thì có giá cao từ 1.600.000đ – 4.000.000đ hoặc hơn nữa.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về việc thuần gà rừng. ae888money.com hy vọng từ thông tin bổ ích này, anh em đã tự tin và dễ dàng thuần hóa cho mình những chú gà rừng chất lượng, khỏe mạnh nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *