Gà Gô Kinh Nghiệm Nuôi Ít Bệnh, Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gà trống nổi bật hơn nhờ phần viền màu đỏ trên mắt

Trong những năm gần đây nhiều anh em ưa chuộng nuôi gà gô làm chim cảnh hoặc nuôi lấy thịt. Tuy nhiên làm sao để nuôi gà ít bệnh, cho hiệu quả kinh tế cao nhất thì không phải ai cũng làm được. Cùng nâng cao kiến thức chăm nuôi giống chim đặc biệt này qua bài viết sau.

Gà Gô là gì?

Gà gô (tên khoa học là Perdix) hay còn được gọi là chim đa đa. Giống gà này thường sống định cư tại các khu vực có nhiều bụi cây và đồi cỏ, kiếm ăn riêng lẻ hoặc theo cặp. Gà ăn thực vật và các loại hạt, làm tổ và đẻ trứng dưới đất.

Gà sở hữu ngoại hình khá đẹp
Gà sở hữu ngoại hình khá đẹp

Xem thêm: Gà Rừng – Tìm Hiểu Về Cách Nuôi Loại Gà Này Khi Mới Bẫy Về

Đặc điểm của gà gô

Mặc dù có vẻ ngoài giống gà nhưng nếu để ý anh em sẽ rất dễ nhận ra chim đa đa bởi những đặc điểm đặc biệt. Trước tiên là ở chân và móng của nó. Chân và móng gà có nhiều lông hơn, giúp chúng đi lại dễ dàng trên mọi bề mặt kể cả vùng đồi cỏ hay trên tuyết. Tiếp theo đó là về màu sắc của bộ lông. Màu lông của gà gô thay đổi ba lần trong năm tương ứng vào mùa hè, mùa thu và mùa đông. Việc này giúp cho chúng thích nghi với điều kiện môi trường tự nhiên. 

Gà trống nổi bật hơn nhờ phần viền màu đỏ trên mắt
Gà trống nổi bật hơn nhờ phần viền màu đỏ trên mắt

Vào mùa đông lông gà có màu trắng (lông đuôi màu đen). Khi mùa hè tới thì phần trên của lông gà mái sẽ có màu nâu còn gà trống có màu xám. Phần cánh và bụng vẫn giữ màu trắng.Để phân biệt gà mái và gà trống thì cần dựa vào kích thước. Con trống sẽ to hơn con mái. Đồng thời gà trống có thêm miếng da màu đỏ nằm viền trên mí mắt. Mỗi khi vào mùa sinh sản, gà trống sẽ bay vòng quanh gà mái, xòe to đuôi để lộ ra phần viền màu đỏ trên mắt.

Gà có giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay,  gà được chia thành ba loại: Làm chim cảnh (để nuôi), làm giống và để làm thịt. Giá thành vì thế cũng có sự chênh lệch giữa các loại. Để nuôi làm cảnh gà có giá giao động từ 300 đến 400 nghìn đồng/con. Để thịt chế biến thành các món ăn dinh dưỡng thì giá 200 đến 250 nghìn đồng/kg. Gà làm giống có giá đắt nhất giao động từ 500 đến 600 nghìn đồng/ con. 

Giống gà rừng
Giống gà rừng

Mặc dù giá cao là vậy song cũng không dễ để mua được giống gà này. Tốt nhất anh em nên tham gia các hội nhóm nuôi gà, các trại nuôi uy tín để mua được giống chất lượng, tránh tình trạng tiền mất tật mang.

Kỹ thuật nuôi gà hiệu quả

Để chăm sóc gà gô hiệu quả anh em cần đầu tư tìm hiểu các thông tin liên quan về tập quán, về thức ăn cũng như phương pháp chăm sóc, phòng trừ bệnh. 

Nghệ thuật chọn giống

Giống là yếu tố đầu tiên và quan trọng khi nuôi gà gô. Bởi một con giống tốt sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. Khi lựa chọn anh em nên quan sát kỹ và chọn những con trống có phần chân và móng đỏ, thân hình to, khỏe mạnh và có phần cánh hơi xệ xuống để phối giống. Một kinh nghiệm khi chọn giống nữa đó là nên chọn những con có phần đuôi cụp xuống nhẹ, có bộ lông màu sắc rõ nét. Gà ở phần dưới ngực và cổ có màu lông càng đậm thì càng dễ nuôi hơn.  

Chọn giống khỏe giúp việc chăm sóc gà dễ dàng
Chọn giống khỏe giúp việc chăm sóc gà dễ dàng

Thiết kế chuồng nuôi                      

Khi nuôi gà cần xây chuồng trại ở nơi có không gian rộng rãi thoáng mát. Có thể xây chuồng bằng gạch đá, xi măng kiên cố hoặc chuồng tre để tiết kiệm chi phí. Tốt nhất nên bố trí thêm cây cối xung quanh để tạo không gian sống tự nhiên cho gà phát triển toàn diện. Khu vực nuôi nên yên tĩnh, đặc biệt là phải sạch và thông thoáng để phòng trừ các bệnh dịch.

Ví dụ về thiết kế chuồng nuôi
Ví dụ về thiết kế chuồng nuôi

Thức ăn theo chế độ

Tùy thuộc vào việc anh em nuôi gà ở giai đoạn nào mà sẽ có nguồn thức ăn tương ứng. Đối với gà con cần bổ sung các loại thức ăn giàu chất đạm như cào cào, giun, dế, sâu… hoặc thức ăn sẵn giàu dinh dưỡng. Vào giai đoạn trưởng thành thức ăn chủ yếu là thóc, các loại hạt, đỗ.

Ngoài ra để gà gô phát triển toàn diện hay gáy, hay hót thì anh em cần bổ sung thêm các loại thức ăn tươi, giàu đạm, giàu dinh dưỡng như giun, dế, sâu, kiến….

Chăm sóc cẩn thận

Đối với gia cầm nói chung và chim đa đa nói riêng thì trong quá trình nuôi rất dễ gặp các đợt dịch, đợt cúm hoặc các bệnh khác. Do đó anh em cần tìm hiểu trước cách xử lý cơ bản khi gà có các dấu hiệu như ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy…  Sau đó tốt nhất nên có sự kiểm tra và can thiệp từ bác sĩ thú y. Đừng quên tiêm phòng định kỳ để giúp chúng tránh được các bệnh lý thường gặp nhé. 

Cách bẫy gà đơn giản nhưng hiệu quả

Có khá nhiều cách bẫy gà như bẫy bằng gà mồi, bẫy bằng lưới, bẫy bằng bẫy gà… Hiện nay với sự phát triển của các thiết bị thông minh thì hầu hết người đi bẫy chuyên nghiệp không cần dùng gà thật để mồi nữa. Anh em chỉ cần chuẩn bị dụng cụ thòng bẫy, một chiếc điện thoại có thu âm tiếng gà gô trống. Bẫy gà sẽ được làm bằng dây cáp inox chịu lực siêu chắc, gắn vào một chiếc thòng lọng làm bằng dây dù, chân kết nối với nhau. Sau đó anh em cắm các thòng bẫy xung quanh chiếc điện thoại, bật tiếng lên và chờ đợi. 

Bẫy gà khá đơn giản
Bẫy gà khá đơn giản

Thường thời gian hợp lý để đặt bẫy thành công là rạng sáng tầm 4 giờ. Bởi lúc này gà bắt đầu đi kiếm ăn. Anh em cũng nên chọn vị trí đặt bẫy gần khe suối, rừng gỗ xen kẽ gỗ mềm, tre, nứa… hoặc đặt bẫy gần khu vực đất cao thì tỷ lệ bắt được sẽ cao hơn.

Lời kết

Qua bài viết này của đá gà Ae888 chắc hẳn anh em đã nắm được phần nào các thông tin liên quan đến gà gô. Chúc các anh em vận dụng hiệu quả trong việc chăm nuôi đàn gà của mình phát triển toàn diện nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *