Gà bị nấm họng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của hàng loạt tay chơi gà đá. Vì bệnh nấm họng là căn bệnh truyền nhiễm nặng, trực tiếp ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và hô hấp khiến gà sụt cân, bỏ ăn dẫn đến tình trạng chết gà liên tục. Vậy có cách nào để trị dứt điểm được căn bệnh này? Ae888.bet sẽ tiết lộ chi tiết ngay dưới đây.
Bệnh nấm họng ở gà là gì?
Gà bị nấm họng là căn bệnh truyền nhiễm nhưng rất hiếm gặp ở gia cầm. Bắt nguồn từ vi khuẩn có tên là Candida albicans còn gọi là nấm. Loại nấm này xâm nhập vào cơ quan tiêu hoá và ký sinh bên trong gây ra bệnh rối loạn tiêu hoá ở gà. Vì vậy, các chủ nuôi đều tìm cách để chữa bệnh nấm họng cho gà chọi.
Nếu trang trại xuất hiện tình trạng gà bị nấm họng sẽ kéo gà chết bầy đàn, chết kéo dài. Nếu không có phương pháp và kiên trì điều trị, bệnh sẽ dễ tái phát lại do mầm bệnh chưa được diệt sạch. Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh gà bị bệnh nấm họng?
- Dụng cụ ăn uống cho gà không được vệ sinh sạch sẽ.
- Nấm Candida albicans sinh sôi nảy nở trong môi trường chuồng trại ẩm thấp.
- Thức ăn của gà không đảm bảo vệ sinh.
- Gà không được tắm rửa sạch sẽ, gà bị thương không băng bó kỹ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Xem thêm: Gà Ba Lan – Tìm Hiểu Nguồn Gốc Xuất Xứ Của Giống Gà Kiểng
Làm sao để biết bệnh nấm họng ở gà
Nhận biết các triệu chứng gà bị nấm họng sẽ ngăn chặn kịp thời, tránh tình trạng gà chuyển sang giai đoạn yếu sức.Các triệu chứng nhận biết gà bị bệnh nấm họng như sau:
- Xuất hiện các triệu chứng như đốm màu trắng mọc xung quanh và bên trong miệng gà.
- Khoang miệng gà bị nấm họng sẽ xuất hiện những mảng bám trắng, thực quản bị lở loét.
- Hơi thở hôi kèm theo biếng ăn, ủ rũ, sụt cân.
- Diều gà cũng có mùi hôi khó chịu, chứa dịch nhầy cùng mảng bám cùng những hạt nhỏ li ti màu trắng.
- Niêm mạc dạ dày của gà bệnh bị xuất huyết và sưng tấy.
- Ruột non của gà cũng bị lở loét, chứa nhiều chất dày nên dần suy yếu.
Đây là một căn bệnh truyền nhiễm, chỉ cần 1 con gà bị mắc bệnh nấm họng là nguy cơ kéo theo lây nhiễm hàng loạt những con khác trong trang trại. Nếu kịp thời phát hiện bệnh, người chăn nuôi cần tiến hành điều trị ngay để đạt hiệu quả tối ưu.
Bỏ túi phương pháp chữa bệnh nấm họng ở gà chọi hiệu quả
Để điều trị dứt điểm bệnh nấm họng, các chuyên gia thường khuyên các bạn nên dùng bài thuốc dân gian hoặc sử dụng thuốc để trị nấm. Dưới đây là cách chữa bệnh gà bị nấm họng đạt hiệu quả cao.
Bài thuốc dân gian
Có rất nhiều bài thuốc dân gian trong điều trị nấm họng mang lại hiệu quả cao như sau:
- Thuốc tím: Chữa bệnh nấm họng ở gà bằng thuốc tím là bài thuốc dân gian của ông cha ta truyền lại. Người chăn nuôi sẽ dùng dao cạo nhẹ những vị trí bị nhiễm nấm trong miệng con gà, sau đó bôi thuốc tím (Xanh Methylen – thuốc dùng để bôi nốt thuỷ đậu ở người) bôi vào chỗ nhiễm. Bôi từ 3 đến 7 ngày liên tục sẽ thấy rõ sự cải thiện.
- Rau ngót và thuốc tưa lưỡi: Cách chữa gà bị nấm họng cho hiệu quả tốt phải kể đến là sử dụng rau ngót và thuốc tưa lưỡi trẻ em. Giã nát rau ngót và vắt lấy nước cốt, sau đó dùng thuốc tưa lưỡi cho trẻ em pha vào. Lấy khăn chấm nước rau ngót và lau sạch vị trí bị gà nhiễm nấm họng. Duy trì làm như vậy trong vòng 2 tuần, gà sẽ hết bệnh hoàn toàn.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Theo phác đồ điều trị gà bị nấm họng từ chuyên gia nông nghiệp, các chủ nuôi nên kết hợp các loại thuốc kháng sinh, điện giải và vitamin, Glico – KC để điều trị. Không nên dùng duy nhất một loại thuốc mà nên kết hợp nhiều loại để tăng sức đề kháng cho gà, giúp hồi phục tốt hơn.
Hiện nay, các sản phẩm thuốc trị nấm cho gà được bày bán rất phổ biến ở các tiệm thuốc như: Nystatin, Candicidin hay Fungicidin,… Do đó, cách chữa bệnh gà bị nấm họng cũng không còn khó khăn. Hộ chăn nuôi hãy căn chỉnh theo liều lượng như 1 viên/ 2kg gà/ ngày vào nước và cho gà uống 7 ngày liên tục.
Một số lưu ý cần biết khi gà chọi bị nấm họng
Trong quá trình điều trị bệnh gà bị nấm họng, hộ chăn nuôi cần biết thêm một số lưu ý sau để có thể đạt được hiệu quả tối ưu hơn.
- Bổ sung trong khẩu phần ăn của gà đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp chất điện giải và vitamin để tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế những thực phẩm khô gây khó tiêu cho gà.
- Cho gà tắm nắng mỗi ngày để phục hồi hệ miễn dịch.
- Vệ sinh chuồng trại mỗi ngày để giúp chấm dứt tình trạng sinh trưởng của vi khuẩn và nấm bệnh.
- Cho gà uống thuốc trị nấm họng chỉ cho uống trong vòng 2 giờ, thuốc dư bắt buộc phải bỏ đi.
Lời kết
Vậy là chúng tôi đã giúp hộ chăn nuôi bỏ túi những cách chữa bệnh gà bị nấm họng cực hiệu quả. Hy vọng bạn đọc nắm được nhiều kiến thức quan trọng về bệnh gà trong bài viết trên đây? Đừng quên nhấn theo dõi Ae888 để cập nhật nhiều tin mới nhé.