Tìm Hiểu Ưu Nhược Điểm Của Đệm Lót Sinh Học Nuôi Gà

Đệm lót sinh học là lớp lót trên bề mặt chuồng gà

Những năm gần đây xu hướng làm đệm lót sinh học nuôi gà càng trở nên phổ biến hơn. Vậy cách làm đệm lót sinh học như thế nào? Lợi ích và những nhược điểm đang tồn tại của kỹ thuật này ra sao? Cùng tham khảo thông tin từ bài viết sau đây của Ae888.bet để nắm rõ nhất nhé.

Đệm lót sinh học là gì?

Trước đây chăn nuôi nói chung ở nước ta chủ yếu dựa trên nền tảng tự phát, quy mô nhỏ lẻ và kỹ thuật lạc hậu đã gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến môi trường. Chính vì thế, người chăn nuôi rất cần một phương pháp để cải thiện mức độ ô nhiễm. Và đó cũng chính là lý do mà đệm lót sinh học đã được ra đời.

Đệm lót sinh học nuôi gà là một lớp lót trên bề mặt chuồng trại bao gồm các nguyên liệu trơ, không bị nhũn nước như mùn cưa hay trấu,…kết hợp với một hệ vi sinh vật có lợi. Khi các chất thải như phân gà, nước tiểu hoặc thức ăn thừa rơi vãi trên nền chuồng sẽ được vi sinh này xử lý trước khi chúng kịp phân hủy thành các chất gây mùi ô nhiễm.

Đệm lót sinh học là lớp lót trên bề mặt chuồng gà
Đệm lót sinh học là lớp lót trên bề mặt chuồng gà

Ưu điểm khi đệm lót sinh học nuôi gà

Sau thời gian được ứng dụng vào thực tế, đệm lót sinh học đã đem lại nhiều lợi ích tích cực dành cho bà con.

Hạn chế được tối đa mùi hôi, bảo vệ môi trường hiệu quả

Xử lý chất thải trong ngành chăn nuôi là một trong những bài toán nan giải hiện nay. Môi trường ô nhiễm gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mọi người. Vì vậy, việc ứng dụng đệm lót sinh học trên cơ chế tự phân giải các chất thải thành hợp chất có lợi cho đất nhờ các vi sinh vật có trong đệm lót sẽ giúp người nuôi khắc phục triệt để tình trạng này. 

Tiết kiệm chi phí, nhân công

Một trong những ưu điểm mà đệm lót sinh học nuôi gà đem lại cho bà con chính là tính tiết kiệm do không phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ. Bên cạnh đó, việc sử dụng đệm lót giúp cho người nhà nông hạn chế được việc sử dụng các chất tẩy rửa, đảm bảo an toàn môi trường hơn. 

Tiết kiệm được chi phí nhân công khi làm đệm lót sinh học
Tiết kiệm được chi phí nhân công khi làm đệm lót sinh học

Hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh trên gà

Nuôi gà trên nền đệm lót sinh học ngoài việc hạn chế các mầm bệnh còn giúp tạo môi trường canh tranh. Vi sinh vật có lợi trong đệm tiêu diệt được vi sinh và nấm mốc có hại. Nhờ đó hệ tiêu hóa của gà cũng được cải thiện hơn mà không phải sử dụng đến các chất kích thích. Mặt khác, trong quá trình xới lớp đệm lót sẽ giúp gà được vận động nhiều hơn, đem tới chất lượng thịt với năng suất  trứng vượt trội hơn hẳn. 

Nhược điểm

Trong quá trình lên men của vi sinh vật có lợi trong đệm lót đã sinh nhiệt làm nhiệt độ chuồng luôn ở mức 30 – 40 độ C và có thể đến 45 độ. Do đó người nuôi cần chú ý đến vấn đề làm mát cho gà. Không thể nuôi gà với mật độ cao vì sẽ không đảm bảo sự tiêu hủy hết phân và làm rút ngắn tuổi thọ của đệm. 

Xem thêm: Gà Vảy Song Cúc Là Tốt Hay Xấu Và Những Điều Sư Kê Cần Biết

Hướng dẫn chi tiết cách làm đệm lót sinh học cho chuồng gà

Với rất nhiều ưu điểm mà đệm lớp sinh học mang lại, hiện nay rất nhiều người chăn nuôi đã và đang quan tâm để ứng dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối ưu, nhà nông cần phải đảm bảo thực hiện theo đúng hướng dẫn làm đệm lót sinh học nuôi gà như sau:

Bước 1: Trộn với chế phẩm EMZEO

EMZEO là một trong những nguyên liệu không thể thiếu khi làm lớp đệm sinh học cho chuồng nuôi gà. Sản phẩm này được tạo ra bằng cách kết hợp các loại sinh vật có lợi và chúng có khả năng sống cộng sinh với nhau.

Nếu muốn khử ngay mùi hôi ở trong chuồng trại, người nuôi có thể rắc trực tiếp chế phẩm này lên bề mặt của chuồng gà. Tuy nhiên trong trường hợp đã chuẩn bị sẵn lớp đệm sinh học cho chuồng trước khi nuôi gà, bà con cần phải thực hiện bước trộn EMZEO với các nguyên liệu khác như ngô, cám hoặc cám gạo. Với 5 kg cám, cần chuẩn bị 1kg chế phẩm EMZEO đảo trộn đều hỗn hợp.

Bước 2: Tiến hành làm đệm lót sinh học nuôi gà

Trong lúc chờ chế phẩm EMZEO đã ủ, người nuôi thực hiện rải trấu hoặc mùn cưa 1 lớp dày 10 – 15cm lên toàn bộ nền chuồng. Đợi khoảng 1-2 ngày hoặc khi thấy phân đã phủ kín hết bề mặt chuồng, mọi người dùng cào đảo nhẹ bề mặt (khoảng 1-3cm). Sau đó dùng chế phẩm EMZEO đã trộn ở bước thứ nhất rắc đều lên trên là hoàn tất.

Bước 3: Bảo dưỡng chăm sóc đệm lót sinh học

Định kỳ khoảng 15 – 20 ngày hoặc khi ngửi thấy mùi hôi trở lại, bà con sử dụng men rắc chuồng gà EMZEO để xử lý chăm sóc đệm lót tốt hơn.

Kỹ thuật làm đệm lót nuôi gà chuẩn nhất

Theo blog đá gà, để làm đệm lót sinh học cho chuồng gà, bà con cần tuân thủ những kỹ thuật sau:

  • Rải lớp lót chuồng gà dày khoảng 10 cm
  • Rải đều men vi sinh để làm đệm lót sinh học emzeo 200gr cho diện tích  7 – 10 m2 chuồng trại
  • Thời gian 15 – 20 ngày định kỳ rắc lại một lần hoặc khi có mùi hôi xuất hiện trở lại. Lượng men rắc chuồng gà EMZEO sử dụng là: 1 gói 200gr rắc cho diện tích 20 – 25 m2
  • Nếu nuôi gà với mật độ cao hoặc khi thời tiết mưa ẩm nhiều, bà con nên tăng lượng men vi sinh EMZEO khi rắc vào chuồng gà.
Kỹ thuật làm đệm lót sinh học cho chuồng lồng nuôi gà
Kỹ thuật làm đệm lót sinh học cho chuồng lồng nuôi gà
  • Đệm lót dùng để độn chuồng chiều dày khoảng 10 – 15cm
  • Cứ 3- 5 ngày bà con đảo đệm lót 1 lần với chuồng lồng 2 tầng. Còn với chuồng lồng 3 tầng thì 2 – 3 ngày nên đảo trộn 1 lần

Những lưu ý khi làm đệm lót sinh học cho chuồng gà

Đảm bảo độ ẩm của đệm lót luôn giữ ở 20% để đảm bảo cho sự lên men tiêu hủy phân tốt. Giữ cho đệm lót không bị ướt do những lý do khách quan như nước mưa hay nước từ vòi uống. Khi đệm lót sinh học bị ướt cần bổ sung chất độn lót khô, còn khi thấy đệm lót bị khô cần phải làm ẩm. Ngoài ra còn có những vấn đề bà con cần lưu ý như:

  • Đảm bảo đệm lót luôn trong tình trạng tơi xốp để phân tiêu hủy nhanh. Vì thế hàng ngày bà con cần xới tơi đệm lót đặc biệt ở chỗ có hiện tượng kết tảng.
  • Thường xuyên quan sát phân nếu thấy tồn lại nhiều ở một chỗ cần vùi lấp ngay. Nếu lượng phân gà quá nhiều, không thể phân giải hết có thể mang đi. Nếu gà bị tiêu chảy cần cách ly và phun chế phẩm men.
  • Khi thấy có mùi của nguyên liệu, không có mùi thối là đệm lót sinh học đang hoạt động tốt. Ngược lại, bà con cần phải xới đệm lót và bổ sung thêm dịch chế phẩm men.
  • Sau 1 – 2 đợt nuôi gà nếu đệm lót bị sụt giảm thì bà con cần bổ sung thêm 5 – 10% chất độn và chế phẩm men.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin được Ae888.bet chia sẻ trên đây, người chăn nuôi không chỉ nắm được ưu nhược điểm của đệm lót sinh học nuôi gà mà còn giải quyết những vấn đề thắc mắc liên quan. Chúc bà con thực hiện thành công với kỹ thuật làm đệm lót chuẩn như hướng dẫn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *