Cách Điều Trị Bệnh Nấm Phổi Ở Gà Cho Người Chăn Nuôi

Bệnh nấm phổi trên gà là một loại bệnh truyền nhiễm

Bệnh nấm phổi ở gà phát triển trong điều kiện thời tiết và khí hậu nóng ẩm. Vì thế dễ lây lan thành mầm bệnh nhất là trong chăn nuôi. Để phát hiện bệnh sớm, giúp điều trị bệnh kịp thời và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới của Ae888.bet để hiểu rõ hơn.

Bệnh nấm phổi ở gà là bệnh gì?

Bệnh nấm phổi trên gà (tên tiếng Anh Avium Aspergillosis) là một bệnh truyền nhiễm xảy ra ở gia cầm và chim. Biểu hiện đặc trưng của bệnh này là hình thành những khối u nấm có màu vàng xám ở phổi và hình thành các túi hơi. Từ đó dần dần làm cho gà bị rối loạn hô hấp và chết với tỷ lệ khá cao.

Bệnh nấm phổi trên gà là một loại bệnh truyền nhiễm
Bệnh nấm phổi trên gà là một loại bệnh truyền nhiễm

Tốc độ phát triển của nấm phổi tương đối nhanh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây tổn thất lớn. Bệnh xảy ra trên tất cả các lứa tuổi ở gà, nhưng mẫn cảm nhất là ở 1 – 3 tuần tuổi, gà ở độ tuổi trưởng thành thường mắc bệnh ở thể mãn tính. Chính vì thế mà người chăn nuôi không được lơ là trong việc phát hiện bệnh và tìm kiếm phác đồ điều trị

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân ra căn bệnh nấm phổi ở gà là do nấm Aspergillus Fumigatus, Mucoraceae. Loại nấm này gây bệnh trên các loài gia cầm, chim trong đó ngan, ngỗng và vịt là mẫn cảm nhất. Khi chuồng nuôi kém thông thoáng, độ ẩm cao tạo điều kiện thích hợp để bệnh phát sinh và lây lan.

Khi gà hít bào tử nấm có trong môi trường không khí, máy ấp, máy nở hay chất độn chuồng. Lúc này bào tử nấm phát triển thành ổ nấm. Trong quá trình phát triển chúng sẽ tạo những hạt màu trắng xám hay vàng ở phổi hoặc tạo thành các túi khí. Điều này làm phá hoại mô bào, ảnh hưởng hô hấp và tiết ra độc tố gây nhiễm độc huyết.

Xem thêm: Tìm Hiểu Ưu Nhược Điểm Của Đệm Lót Sinh Học Nuôi Gà 

Bệnh nấm phổi ở gà có nguy hiểm không?

Bệnh nấm phổi thường xảy ra quá cấp tính hoặc cấp tính đối với gà con. Những con gà 5 ngày tuổi đã có thể phát bệnh do hít phải bào tử nấm từ máy ấp hoặc máy nở. Bệnh thường xảy ra ở 2-4 tuần tuổi và tỷ lệ chết có thể đến 80%.

Lúc đầu, gà con có thể chết đột ngột ở thể trạng bình thường. Sau đó chúng dần có biểu hiện như kém ăn, thở khó và nhịp thở tăng. Khi bắt gà lên, mọi người sẽ nghe thấy rõ tiếng thở lách tách từ phổi. Ngoài ra, chúng sẽ bị khô chân, khô mỏ hoặc tiêu chảy, một số con có có triệu chứng co giật (do độc tố ảnh hưởng đến thần kinh). Bệnh nấm phổi nếu không được phát hiện và điều trị, chúng sẽ gầy dần và chết.

Bệnh nấm phổi nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây tử vong
Bệnh nấm phổi nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây tử vong

Triệu chứng của gà mắc bệnh

Thời gian ủ bệnh nấm phổi ở gà trong 3 – 10 ngày, thường xảy ra quá cấp tính hoặc thể cấp tính đối với gà con 1 – 3 tuần tuổi, tỷ lệ chết vào khoản 50 – 80%. Thể mãn tính thường gặp ở gà trưởng thành, tỷ lệ mắc bệnh và chết thấp hơn.

  • Thể cấp tính: Lúc đầu gà sẽ có triệu chứng như: Uể oải, lờ đờ, thường đứng riêng hoặc nằm một chỗ, khó thở, chán ăn, uống nhiều nước, nhịp thở nhanh. Khi bắt chúng lên sẽ nghe thấy rõ tiếng thở lách tách từ phổi. Chúng sẽ gầy đi nhanh chóng, tiêu chảy ở giai đoạn sau, mắt và mũi chảy ra chất dịch nhầy giống như huyết thanh. Chúng sẽ dần kiệt sức và chết, trước khi chết có hiện tượng co giật do trúng độc. Tỷ lệ chết nhiều nhất bắt đầu từ ngày tuổi thứ 5, đỉnh cao lúc 15 ngày tuổi, những con nhiễm bệnh nặng chết trong vòng 24 giờ.
  • Thể mãn tính: Bệnh có triệu chứng nhẹ ít chết, thở khó kéo dài, ốm yếu, mào yếm gà nhợt nhạt, chúng có thể chết do ngộ độc.
Thể cấp tính gà sẽ có triệu chứng lờ đờ uể oải
Thể cấp tính gà sẽ có triệu chứng lờ đờ uể oải

Phương pháp điều trị

Theo blog đá gà, bước đầu tiên người chăn nuôi phải tìm ra ngọn ngành của nguồn bệnh nấm phổi ở gà xuất phát từ đâu. Thường nguyên nhân xuất phát từ trong chuồng thì phải thay ngay chất độn mới và khử trùng lại toàn chuồng. Ngay lập tức tách riêng những con gà có biểu hiện mắc bệnh riêng để không làm ảnh hưởng đến con khác. Điều trị và chăm sóc riêng sẽ nâng cao hiệu quả, giảm bệnh tốt nhất.

Thuốc điều trị gồm có Nistatin hoặc Mycostatin. Tùy thuộc theo hướng dẫn của nhà sản xuất để chỉ định liều dùng cho gia cầm. Vì liều dùng sẽ tùy theo số lượng, bà con nên cân gia cầm để tính được liều lượng chính xác. Để nâng cao hiệu quả nên kết hợp bổ sung thêm vitamin khoáng chất và thuốc trợ sức giúp tăng sức đề kháng và cải thiện nhanh chóng.

Cách phòng bệnh nấm phổi trên gà

Để phòng bệnh nấm phổi trên gia cầm, trước khi nuôi cần khử trùng chuồng trại, các dụng cụ chăm sóc gà. Khi thời tiết mưa ẩm là điều kiện thuận lợi để nấm mốc xuất hiện và phát triển gây bệnh cho gà. Vì thế nên khâu vệ sinh cũng phải thường xuyên và có kế hoạch chu đáo những khi thời tiết bất thường. Không gian xung quanh phải khô thoáng, tránh cây um xùm.

Phòng tránh bệnh bằng cách vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ
Phòng tránh bệnh bằng cách vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ

Chất độn chuồng có thể tận dụng làm phân bón cây, thay chất độn mới phơi khô và sạch vào chuồng trại đã được khử trùng. Việc này tránh được ẩm mốc và bụi bẩn và nên phun và xông khử trùng chuồng. Môi trường sống của chúng thoáng mát, sạch sẽ làm giảm được tối đa khả năng mắc bệnh. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và cả nước uống hợp vệ sinh cho gà. Điều này giúp tăng sức đề kháng và hạn chế mắc bệnh và chống lây bệnh.

Kết luận

Với lượng kiến thức hữu ích về căn bệnh nấm phổi ở gàAe888.bet cung cấp cho bà con ở bài viết trên. Hy vọng bà con đã có thêm kinh nghiệm về căn bệnh này và điều trị và phòng tránh hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *