Những thông tin liên quan tới bệnh APV trên gà được rất nhiều người quan tâm và bàn luận đặc biệt là những hộ chăn nuôi gà. Vậy APV trên gà là bệnh gì? Dấu hiệu để nhận biết bệnh APV là gì? Dưới đây ae888.bet sẽ bật mí chi tiết cho bạn về căn bệnh được nêu trên nhé.
Bệnh APV trên gà là bệnh gì?
APV (Avian pneumovirus) là 1 loại ARN virus gây bệnh trên đường hô hấp ở gà đặc biệt là gà tây và xảy ra đối với mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chính dẫn tới việc lây lan căn bệnh này một cách nhanh chóng đó chính là mật độ nuôi thả cao và quản lý chuồng trại kém.
Bệnh lây qua đường hô hấp và bùng phát mạnh mẽ khi trong chuồng có nhiều mùi hôi, khí độc ở nền chuồng như NH3, CO2…Tỷ lệ nhiễm bệnh này ở gà khá cao có thể lên tới 100%.
Triệu chứng bệnh APV trên gà
Trong trường hợp gà bị nhiễm bệnh APV sẽ xuất hiện một vài triệu chứng cụ thể dưới đây:
- Gà bị nghẹt mũi, viêm mũi, có dấu hiệu khó thở, thở nhanh, ho và âm rale khí quản.
- Mắt gà sẽ chảy nước mắt và xuất hiện bọt
- Gà bị sưng đầu và sưng mặt, dầu bị run và phù da đầu
- Một số trường hợp khác, gà có thể bị vẹo cổ hoặc liệt chân
- Đối với gà đẻ mắc bệnh APV, buồng trứng sẽ bị vỡ, biến dạng hoặc teo. Do đó sẽ khiến cho chất lượng vỏ trứng giảm, đồng thời sản lượng trứng cũng bị giảm đi.
- Khi bệnh APV ở gà ghép cùng khuẩn E.coli sẽ làm gây ra hội chứng phù đầu.
- Thời gian ủ bệnh APV sẽ diễn ra trong khoảng 3 ngày. Ở giai đoạn mới nhiễm bệnh, gà sẽ không có những triệu chứng rõ rệt.
- Gà sẽ bị viêm và có lớp Fibrin màu vàng dưới da má và da đầu. Gà bị viêm mí mắt cũng có thể dẫn tới mù mắt.
Xem thêm: Vitamin B12 cho gà đá – Giúp gà sinh trưởng tốt hơn
Phân biệt APV trên gà với một số bệnh gây sưng phù đầu khác
Biểu hiện của triệu chứng bệnh APV ở gà cũng khá giống với các bệnh đường hô hấp khác như Coryza, viêm phế quản truyền nhiễm (IB), viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) hay ORT…Do vậy, đã có nhiều người chẩn đoán nhầm bệnh dẫn tới điều trị không hiệu quả.
Dưới đây là bảng chẩn đoán giúp phân biệt bệnh APV với các bệnh tương tự ở gà:
APV | Coryza | ILT | IB | ORT | |
Vùng đầu mặt |
Sưng phù đầu mặt | Sưng phù đầu mặt đôi khi sưng cả mào tích | Không sưng | Không sưng | Sưng mặt |
Mắt mũi |
Chảy nước | Chảy nước | Chảy nước | Mắt bình thường | Chảy nước |
Có dịch nhầy |
Có dịch nhầy | Không có dịch | Không có dịch |
Không có dịch |
|
Viêm kết mạc mắt |
|||||
Phổi | Viêm | Bình thường | Bình thường | Viêm hóa mủ |
Viêm hóa mủ và có bã đậu hình ống trong phổi |
Khí quản | Có dịch nhầy | Xuất huyết, có chứa nhiều dịch nhầy | Xuất huyết ở 1/3 phía trên | Xuất huyết nặng, tràn lan và có dịch nhầy |
Không xuất huyết |
Buồng trứng | Bị phá hủy | Bị phá hủy | Bình thường | Xuất huyết ống dẫn trứng |
Bình thường |
Cách điều trị gà mắc bệnh APV
Theo blog đá gà, khi thấy đàn gà có dấu hiệu mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn, đầu mặt sưng, chảy dãi nhưng điều trị theo phác bệnh coryza không khỏi có lẽ gà đã nhiễm bệnh APV. Khi đó chúng ta thực hiện các bước sau đây:
- Bước 1: Cách ly toàn bộ những con gà ốm ra một chỗ khác để tiện chăm sóc, cách càng xa chuồng càng tốt.
- Bước 2: Làm sạch tất cả dụng cụ chăn nuôi trong trại. Vệ sinh sạch sẽ, phun cát khử trùng toàn bộ bên trong và xung quanh chuồng nuôi.
- Bước 3: Dựa vào các triệu chứng phát tại thời điểm gây bệnh để lựa chọn biện pháp, thuốc phù hợp.
- Bước 4: Tiêm kháng sinh cho những con gà ở ô cách ly và trộn kháng sinh bột vào trong thức ăn, nước uống cho đàn gà.
- Bước 5: Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng các loại thuốc giải độc, bổ gan thận, vitamin, men tiêu hóa…
Vì APV là virus nên không có thuốc nào có thể tiêu diệt được mầm bệnh APV ở trong cơ thể của gà mà chỉ có thể dùng kháng sinh để hạn chế các mầm bệnh kế phát. Hơn nữa, gà chết đa phần là do các mầm bệnh kế phát chứ không phải do virus APV.
Cách phòng bệnh APV trên gà
Để phòng ngừa cho gà không mắc bệnh APV chúng ta nên thực hiện một số biện pháp như sau:
- Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, giữ cho môi trường nuôi gà luôn sạch sẽ, khô thoáng, không ẩm ướt.
- Luôn theo dõi tình hình ăn uống, sức khỏe của gà và cách li ngay những con có biểu hiện.
- Khử trùng chuồng trại khoảng 1 lần/ 1 tuần.
- Có thể sử dụng vaccine để kiểm soát bệnh APV. Tuy nhiên vaccine có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng, cách dùng vaccine và sức khỏe của con vật.
Kết luận
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến bệnh APV trên gà mà ae888.bet nghĩ sẽ hữu ích đối với bà con chăn nuôi và cả những người làm chuyên môn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn chủ động hơn trong công tác chăn nuôi, chúc các bạn thành công!
Đào Bá Lộc là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa về an toàn và bảo mật trên AE88BET. Anh cam kết đảm bảo mọi hoạt động cá cược và thông tin cá nhân của khách hàng đều được bảo vệ một cách tốt nhất tại đây. Anh đã đầu tư vào công nghệ hiện đại và các biện pháp bảo mật tiên tiến để AE88BET là một môi trường giải trí trực tuyến an toàn và uy tín để người chơi tham gia các trò chơi yêu thích.
Thông tin chi tiết: