Mạt Gà Là Gì? Mạt Gà Thường Sinh Sống Ở Đâu Nhiều Nhất?

Gà đẻ là đối tượng dễ tấn công của bọ mạt 

Mạt gà là loài sinh vật thường xuất hiện trong quá trình chăn nuôi gà. Đây là một vấn đề đáng quan tâm và nan giải đối với nhiều hộ gia đình. Vậy mạt gà là gì? Chúng thường sống ở đâu? Cách xử lý ra sao? Trong bài viết dưới đây ae888.bet sẽ mang đến những thông tin hữu ích về loài sinh vật gây hại này, mời bạn đọc cùng theo dõi 

Mạt gà là gì?

Mạt gà có tên tiếng anh là Dermanyssus gallinae được biết là loại bọ hút máu các loại gia cầm cũng như có hại cho người. Bình thường mạt sẽ có màu trắng và sinh sống thành từng cụm. Khi đã hút máu no chúng chuyển sang màu đỏ hoặc tím. Chúng thường sinh sống ở những môi trường dơ bẩn hoặc trên phần lông của gà gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu,…

Loại bọ này chuyên sống về đêm, số lượng càng nhiều khả năng gây hại của chúng càng lớn. Khi mạt đốt sẽ khiến gà bị mất máu, ngứa ngáy và mặt tái nhợt. Trong trường hợp để lâu không tìm cách giải quyết chúng có thể từ một con bị lây sang cả đàn. 

Xem thêm: Gà Peru Và Cách Nhận Biết Dòng Gà Peru Cực Chuẩn 2023

Mạt gà gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi 
Mạt gà gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi

Ở gà chọi khi bị mạt hút máu sẽ khiến chúng bị mất sức, yếu ớt khó có thể tham gia các trận đấu. Với loại gà chuyên đẻ sẽ là đối tượng dễ bị mạt tấn công. Bởi khi ấp trứng ổ gà bẩn là cơ hội để mạt phát triển nhanh chóng. Bọ mạt có khả năng sống dai, chúng có thể nhịn ăn nhiều tuần liền mà không chết. Vì vậy người nuôi cần phải tìm cách tiêu diệt mạt một cách triệt để. 

Những địa điểm mạt gà hay sinh sống

Bọ mạt thường thích ẩn nấp ở những nơi kín, ẩm thấp và khó có thể phát hiện ra. Nếu gia đình bạn có nuôi gia cầm thì hãy thử kiểm tra các khu vực này xem chúng có xuất hiện không nhé.

Chuồng gà

Chuồng gà chính là nơi dễ xuất hiện bọ mạt nhất. Bạn hãy quan sát ở các khu vực khe kẽ, nan chuồng hay thậm chí các chất thải trên bề mặt đất,… Bởi đây đều là những vị trí rất có thể xuất hiện bọ mạt mà bạn không thể ngờ tới. 

Ổ gà đẻ

Người chăn nuôi thường có thói quen sử dụng các loại rơm, mùn cưa, trấu,… dùng để lót ổ gà. Đây chính là nơi có thể xuất hiện mạt với số lượng lớn. Đối với bọ mạt thì gà đẻ hay đang ấp trứng chính là “miếng mồi ngon” béo bở. Bởi vì gần như thời gian ấp trứng gà thường xuyên nằm trong ổ và có thể dễ bị cắn cả ngày lẫn đêm. 

Vì vậy, người nuôi nên chú ý dọn dẹp, thay đệm lót thường xuyên. Ngoài ra có thể đốt bỏ sau khoảng thời gian sau khi gà ấp trứng xong để tránh cho bọ mạt phát triển. 

Gà đẻ là đối tượng dễ tấn công của bọ mạt 
Gà đẻ là đối tượng dễ tấn công của bọ mạt

Ẩn trong chăn, nệm

Trong quá trình chăn nuôi gà, bạn vô tình mang theo mạt gà vào trong nhà. Tại đây chúng sẽ nhanh chóng tìm đến ẩn náu ở trong chăn, mền hay quần áo. Nếu để lâu bọ mạt sẽ phát triển sinh sôi nảy nở làm hại đến sức khỏe của gia chủ.

Cách trị và phòng tránh mạt gà hiệu quả nhất

Đa phần những người chăn nuôi gia cầm đều rất đau đầu trong việc tìm kiếm biện pháp trị mạt gà. Dưới đây là các cách trị loài bọ này theo phương pháp dân gian cũng như dùng thuốc hóa học mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên tham khảo luôn cách phòng tránh bọ mạt hiệu quả nhé. 

Phương pháp dân gian

Nếu bọ mạt chỉ mới bắt đầu xuất hiện, số lượng ít bạn có thể thử ngay các phương pháp dân gian. Cách xử lý này dễ thực hiện, an toàn và thân thiện với môi trường. Dưới đây là 2 cách xử lý bọ mạt bằng phương pháp dân gian mà bạn có thể tham khảo. 

Cây mầm tưới hoặc dùng lá xoan

Bạn có thể sử dụng cây mần tưới hoặc lá xoan đều có công dụng tiêu diệt bọ mạt một cách hiệu quả. Nhựa cây có chứa thành phần khiến mạt gà khó chịu, dễ dàng xua đuổi chúng đi khỏi chuồng gà. Cả 2 loại cây này đều rất dễ kiếm bạn có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu. Cách làm khá đơn giản chỉ cần chặt cây thành những cành tươi nhỏ sau đó bỏ vào chuồng gà. Để nguyên trong khoảng 2-3 ngày bọ mạt sẽ tự động bỏ đi và số lượng bọ giảm đi đáng kể. 

Vôi bột

Cách trị bọ mạt bằng phương pháp dân gian tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc đó là sử dụng vôi bột. Đây là cách làm khá đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao và rẻ tiền. Người nuôi chỉ cần sử dụng vôi bột rắc lên toàn bộ khu vực chăn nuôi để loại bỏ đi bọ mạt cũng như các mầm bệnh khác. Chú ý rải đều khắp chuồng nuôi, những vị trí gà hay đi lại cũng như các góc khuất. Để yên chuồng trong khoảng 7 ngày, những cá thể bọ mạt sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng hoặc chúng cũng sẽ chết vì đói. 

Rắc vôi bột định kỳ vào chuồng gà 
Rắc vôi bột định kỳ vào chuồng gà

Thuốc diệt mạt gà

Nếu những cách diệt bọ gà theo phương gian dân gian không ăn thua bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng các loại thuốc hóa học. Fedona và Hantox là 2 loại thuốc có khả năng tiêu diệt bọ mạt nhanh chóng, triệt để. 

Cách sử dụng khá đơn giản, người nuôi pha thuốc theo đúng tỷ lệ nhà sản xuất đã hướng dẫn. Sau đó tiến hành phun vào các ngóc ngách và toàn bộ chuồng để loại bỏ đi mạt đang ẩn nấp trong khu chăn nuôi. Chú ý nên phun khi trời râm mát, tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào sẽ làm giảm tác dụng diệt bọ mạt của thuốc. Với hiệu tiêu diệt tốt, bạn có thể phun lại sau khoảng 4-6 tháng nếu thấy bọ mạt tiếp tục xuất hiện. 

Diệt mạng gà trên người

Nếu trên cơ thể có mạt bạn không cần quá lo lắng. Việc đầu tiên cần thực hiện đó là nhanh chóng vệ sinh cơ thể, sau đó sử dụng xà phòng để đánh bay bọ mạt. Chú ý làm sạch những vị trí có nhiều lông, tóc. Bởi đây là nơi trú ẩn lý tưởng của bọ mạt. Bên cạnh đó bạn cũng cần đem quần áo đi ngâm giặt kỹ, bỏ vào luộc bằng nước sôi càng tốt. 

Cách phòng tránh mạt gà hiệu quả, an toàn

Việc mạt xuất hiện ở khu vực chăn nuôi cũng như trên người nuôi là chuyện không hề hiếm. Ngoài việc tìm cách tiêu diệt bọ mạt, thì tốt nhất bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh chúng rước. Dưới đây là những cách phòng tránh ngay từ đầu để bọ mạt không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của gà cũng như cuộc sống của con người: 

  • Nếu có điều kiện hãy nuôi nhốt gia cầm ở vị trí xa khu vực sinh sống của con người. 
  • Tránh để các loài chim hoang có thể xâm nhập vào khu vực chăn nuôi của gia đình. Bởi rất có thể chúng sẽ là nguồn gốc mang mầm mống gây bệnh cho gia cầm. 
  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải để loại bỏ bọ mạt.
  • Hãy mặc quần áo bảo hộ trước khi bước vào khu vực chăn nuôi. Sau khi rời khu vực chuồng gà cần tắm rửa, thay quần áo để tránh mạt bám lên người. 
  • Rắc vôi bột định kỳ sau một khoảng thời gian nuôi. Vừa phòng tránh bọ mạt cũng như các loại bệnh khác cho gà. 
  • Đối với gia đình chăn nuôi thường xuyên vệ sinh phòng ốc, chăn màn. Đảm bảo bọ mạt không có nơi trú ngụ gây hại đến cuộc sống của con người. 
Phòng tránh ngay từ đầu để hạn chế sự sinh sôi của bọ mạt 
Phòng tránh ngay từ đầu để hạn chế sự sinh sôi của bọ mạt

Tổng kết

Trên đây đá gà Ae888 đã giúp bạn hiểu rõ về mạt gà, nơi trú ngụ cũng như cách trị và phòng tránh chúng hiệu quả. Bọ mạt vốn có kích thước nhỏ và khó có thể nhận ra bằng mắt thường. Do đó, nếu bạn đang chăn nuôi gia cầm thì nên chú ý cẩn thận tránh để mầm mống của bọ mạt vào nhà mình. Đặc biệt thực hiện “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gà lẫn các thành viên trong gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *