Cách Nhận Biết Và Điều Trị Gà Bị Ốm Trong Teo Lườn

Gà ốm teo lườn sẽ làm sức khỏe chiến kê giảm sút nghiêm trọng

Gà bị ốm trong teo lườn là tình trạng gà bỗng nhiên bị bệnh và không phát ra bên ngoài. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và các bộ phận nội tạng bên trong của gà. Nếu không sớm được chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Dưới đây là hướng dẫn của Ae888.bet về cách nhận biết và điều trị khi gặp tình trạng này!

Tác hại của gà bị ốm trong teo lườn

Gà bị ốm trong teo lườn là khi chúng đang bình thường nhưng lại bị ốm và lịm đi từ từ. Ngoại hình gầy gò sẽ khiến chúng mất đi những khí chất của một chiến kê thông thường. Gà ốm teo lườn sẽ không chịu ăn hoặc ăn nhiều nhưng vẫn gầy.Đây là hiện tượng bệnh sẽ không thể hiện ra bên ngoài. 

Tuy nhiên theo thời gian loại bệnh này sẽ phá hủy các bộ phận nội tạng bên trong cơ thể gà. Làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của chiến kê sẽ bị giảm sút rất nhiều. Gà có tình trạng này thường kéo theo những hiện tượng như tụt lực, mất gân và nguy hiểm nhất là chúng không thể tham gia gia đấu được.

Gà ốm teo lườn sẽ làm sức khỏe chiến kê giảm sút nghiêm trọng
Gà ốm teo lườn sẽ làm sức khỏe chiến kê giảm sút nghiêm trọng

Tìm hiểu nguyên nhân và cách nhận biết gà bị ốm trong teo lườn

Loại bệnh này ở gà chọi rất nguy hiểm, chính vì vậy sư kê cần tìm hiểu theo dõi để tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Dưới đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách nhận biết bệnh teo lườn ở gà chọi:

Nguyên nhân gà bị ốm trong

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến gà ốm trong teo lườn. Nhưng phổ biến nhất là khi chúng tham gia thi đấu bị thương nội tạng bên trong. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác phải kể đến như sau:

  • Gà bị nội thương

Một số chiến kê sau khi tham gia trận đấu ở ngoài không sao nhưng về cứ lịm dần đi. Có thể do các bộ phận của chúng bị thương chưa khỏi rất khó để nhận ra trừ khi các biểu hiện bên ngoài như sưng hoặc bầm tím. Vì thế sau các trận đấu anh em nên kiểm tra thật kỹ để phát hiện kịp thời.

Gà bị ốm teo lườn do bị nội thương khi tham gia thi đấu
Gà bị ốm teo lườn do bị nội thương khi tham gia thi đấu
  • Luyện tập cường độ quá nhiều

Nhiều sư kê do muốn đốt cháy giai đoạn dẫn đến tình trạng luyện tập vần hơi, vần đòn không khoa học. Chính vì thế thể lực của chúng bị bào mòn từ từ. Anh em sư kê nên nắm rõ các kỹ thuật vần hơi, vần đòn để hạn chế tình trạng gà bị ốm trong.

Xem thêm: Cám Gà Đá – Bật Mí Các Loại Tốt Nhất Hiện Nay Cho Chiến Kê

Cách để nhận biết gà bị ốm teo lườn nhanh nhất

Triệu chứng gà khi mắc bệnh này rất rõ ràng. Anh em cần chú ý để phát hiện kịp thời và tìm cách điều trị.

  • Sụt cân teo lườn

Cân nặng của gà chọi bị giảm đi thấy rõ khi gầy gò ốm yếu. Lườn của chúng cũng bị teo dần do hệ thống cơ teo đi. Vì thế những con gà bị ốm trong teo lườn thường không thể béo lên được. Đa số chúng đều xanh xao gầy gò do cơ thể và nội tạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

  • Mất gân

Cách nhận biết tiếp theo có thể dễ gặp nhất chính là gà bị mất gân. Khi gà chọi bị mất gân gần như sẽ không thể tham gia thi đấu được. Thậm chí trường hợp nặng dáng đi đứng của chúng rất khó khăn.

  • Ăn ít, kén ăn

Hầu tình trạng gà bị ốm teo lườn chúng thường ăn ít hoặc ăn không hấp thụ được. Hệ tiêu hóa không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, dễ gây ra các hiện tượng chướng diều, gà ăn không ngon dẫn đến tình trạng bỏ bữa.

  • Lông xơ xác

Với gà chọi thì bộ lông đóng vai trò khá quan trọng. Ngoài tăng tính thẩm mỹ chúng còn giúp che chắn các chỗ hiểm, tránh tổn thương từ những đòn đá của đối thủ. Đa số gà bị ốm teo lườn thường có bộ lông xơ xác, nhiều con còn gặp phải tình trạng rụng lông.

Lông xơ xác là dấu hiệu nhận biết gà bị bệnh ốm teo lườn
Lông xơ xác là dấu hiệu nhận biết gà bị bệnh ốm teo lườn

Cách phòng và chữa bệnh ốm trong teo lườn hiệu quả

Anh em sư kê muốn chữa trị gà bị ốm trong teo lườn nhanh, không để lại di chứng. Điều đầu tiên, anh em cần phải phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất và tìm được nguyên nhân. Dưới đây là một số cách phòng và điều trị bệnh ốm trong teo lườn hiệu quả:

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chuồng trại

Tiến hành vệ sinh dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ để vi khuẩn không kí sinh. Phun thuốc khử trùng và thay chất độn chuồng định kỳ. Rửa máng ăn, máng uống của gà chọi thường xuyên và dọn dẹp xung quanh để tránh ruồi muỗi..Ngoài những thức ăn chính cho gà chiến như thóc, lúa ngâm, rau xanh, sư kê cần bổ sung thêm các mồi tươi, vitamin và  khoáng chất,… để tăng cường đề kháng cho gà.

Tẩy giun sán định kỳ

Người nuôi nên chủ động tẩy giun sán cho đàn gà kết hợp tiêm các loại thuốc vacxin để gà có sức khỏe tốt hơn. Đồng thời sẽ hạn chế được các loại bệnh nguy hiểm khác.

Hạn chế tập luyện

Theo blog đá gà, trong khoảng thời gian đang chữa trị bệnh gà bị ốm trong teo lườn sư kê nên thay đổi chế độ tập luyện. Ưu tiên đầu tiên cho chiến kê được nghỉ ngơi, thư giãn, phơi nắng để hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc này đảm bảo cho quá trình phục hồi tốt nhất trước khi cho gà tham gia các trận đấu.

Xử lý các bệnh đường tiêu hóa

Sư kê nên theo dõi tình trạng gà, xem phân chúng bình thường hay có hiện tượng như thế nào. Kiểm tra gà có bị tiêu chảy hay không để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp:

  • Trường hợp gà có hiện tượng phân xanh, trắng nên tìm ra nguyên nhân để tìm ra cách điều trị phù hợp
  • Có thể cho ăn tỏi nếu chúng ăn không tiêu.
Phòng bệnh ốm teo lườn ở gà như thế nào?
Phòng bệnh ốm teo lườn ở gà như thế nào?

Lưu ý khi điều trị bệnh ốm trong ở gà

Một số lưu ý dành cho sư kê khi điều trị gà bị ốm trong teo lườn như sau:

  • Nên tách và nuôi riêng những con mắc bệnh ốm với những con khỏe, hạn chế lây lan bệnh gây thiệt hại cả đàn
  • Chuồng trại nên được bố trí thoáng mát, không để ẩm mốc tạo điều kiện  vi khuẩn sinh sôi gây bệnh
  • Buổi tối cần đảm bảo gà đủ ấm và thoáng khí, thả gà đi tự do cùng với những gà mái tơ chưa chịu trống để kích thích sự sung mãn và hưng phấn ở gà.
  • Không vần gà khi chúng đang yếu. Khi chúng đã hồi phục anh em có thể cho gà chạy lồng. 

Kết luận

Bài viết trên Ae888 đã tổng hợp cách nhận biết và điều trị bệnh gà bị ốm trong teo lườn. Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ sư kê có thể sớm phát hiện và áp dụng phương pháp điều trị tốt nhất cho gà chiến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *