Gà bị sổ mũi là hiện tượng phổ biến khi thời tiết chuyển biến đột ngột. Thế nhưng, người nuôi đừng nên chủ quan khi xem nó là loại bệnh thông thường bởi nếu trở nặng thì hậu quả rất khó lường đấy. Ở bài viết này, website chúng tôi sẽ bật mí đến bạn những thông tin chi tiết về bệnh này, bao gồm nguyên nhân, biểu hiện, các phương pháp điều trị hợp lý,…ngay trong bài viết dưới đây.
Gà bị sổ mũi được xem là bệnh gì?
Một trong những triệu chứng kinh điển khi gà mắc các bệnh về đường hô hấp chính là gà bị chảy nước mũi. Có 2 nguyên nhân chính khiến gà xuất hiện vấn đề này chính là do sổ mũi thông thường hoặc do bệnh sổ mũi truyền nhiễm (bệnh Coryza). Loại bệnh này khá phổ biến nên người nuôi không cần quá lo lắng đâu nhé.
Nguyên nhân nào khiến gà sổ mũi?
Như thông tin chúng tôi đã cung cấp ở trên, gà sổ mũi đến từ 2 nguyên nhân chính là bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm. Gà gầy yếu thường nhiễm bệnh sổ mũi thông thường bởi vì chúng có sức đề kháng yếu, dễ dàng trở bệnh khi thời tiết thay đổi bất thường, độ âm biến động.
Bên cạnh đó, gà bị chảy nước mũi cũng có thể là vì các lý do sau:
- Chuồng gà không được vệ sinh sạch sẽ.
- Môi trường ẩm thấp, nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng khiến nấm mốc sinh sôi, nảy nở gây bệnh.
- Gà trong chuồng đánh nhau gây ra các vết thương hở khiến đề kháng suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng.
Đặc biệt hơn và cũng nghiêm trọng hơn khi gà bị sổ mũi là do vi khuẩn Haemophilus Gallinarum gây nên. Vi khuẩn này tồn tại 2-4 ngày trong môi trường tự nhiên và khiến gà suy nhược cơ thể nhanh.
Xem thêm: Cách chữa gà bị sưng chân hiệu quả cho chủ trại nuôi
Con đường lây nhiễm khiến gà bị bệnh sổ mũi
Loại bệnh này có thể lây truyền từ gà nhiễm bệnh sang gà khỏe mạnh. Nếu do virus gây ra sẽ có tỷ lệ lây lan cao hơn. Dưới đây là những con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh:
- Những chú gà khỏe mạnh và những con gà bị bệnh khi bị nhốt chung một chuồng sẽ lây qua đường hô hấp, hoạt động hít vào thở ra.
- Trong quá trình gà hoạt động hay hắt xì thì sẽ lây qua giọt bắn.
- Khi những con gà mang mầm bệnh di chuyển khắp nơi sẽ lây đến những đàn gà mới.
- Gà bị sổ mũi thì dịch mũi sẽ chảy ra dính vào dụng cụ ăn uống và khi gà khỏe mạnh dùng chung sẽ bị lây bệnh.
Biểu hiện gà bị bệnh sổ mũi
Gà bị chảy nước mũi tình trạng nhẹ thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chúng sau này. Các cơ quan nội tạng bên trong hầu như không bị ảnh hưởng nếu chúng chỉ hắt hơi và tất nhiên sẽ nhanh chóng hồi phục sau một vài ngày. Biểu hiện bên ngoài của gà sổ mũi khi phát bệnh sẽ như sau:
- Gà bị chảy nước mũi. Ngày đầu thì màu dịch mũi trong và lỏng. Những ngày sau thì dịch mũi đặc, màu trắng vón cục, sở vào thấy cứng.
- Chán ăn và thường ủ rũ.
- Gà sổ mũi nên hai mí bị dính vào nhau và chỉ hé một phần nhỏ.
- Sưng mặt, sưng đầu.
- Gà sổ mũi sưng mặt, sưng đầu.
- Mổ xoang mũi phát hiện viêm đã vón cục trắng như bã đậu khiến gà khó thở, thở dốc.
Hậu quả khi gà chảy nước mũi
Theo blog đá gà, gà bị chảy nước mũi thông thường rất ít ảnh hưởng tới đàn gà khác. Thế nhưng nếu ở giai đoạn cuối khi mà thời kỳ bị nhiễm rất nặng thì lây nhiễm nhanh, tỷ lệ lây nhiễm cao. Gà con nhiễm thì có thể hồi phục nhanh nhưng cân nặng không được bình thường. Đối với gà đẻ nhiễm bệnh sẽ khiến khả năng đẻ giảm đi nhanh chóng. Hậu quả nghiêm trọng hơn là gà có thể dừng đẻ 100% khi để nhiễm bệnh quá nặng.
Tổng hợp phương pháp điều trị gà bị chảy nước mũi
Khi nhận thấy gà bị sổ mũi, người chủ nuôi cần thông báo ngay đến cơ sở thú y địa phương để xử lý kịp thời. Cách thức này đảm bảo rằng tỷ lệ lây nhiễm trong vùng thấp, các đàn gà khỏe mạnh khác không bị ảnh hưởng.
Cách chữa gà sổ mũi đầu tiên là người nuôi cần tách cá thể nhiễm bệnh ra khỏi chuồng. Đưa những con bị bệnh đó cách đàn càng xa càng tốt. Đồng thời cho gà sử dụng các thuốc kháng sinh theo yêu cầu của bác sĩ thú y. Thông thường, họ sẽ đưa thuốc Amoxicillin,
Streptomycin, Erythromycin, Fluoroquinolones, Dihydrostreptomycin, Sulphonamide, Tylosin và Gentamicin,…Đây là các thuốc rất tốt cho gà khi mũi chúng khò khè, chảy nước.
Phương pháp khác cũng được nhiều chủ trang trại áp dụng và đem lại hiệu quả cao chính là phun thuốc khử trùng cho toàn bộ khu vực chăn nuôi. Các thuốc được khuyên dùng như
Iodine 100, Omnicide New, Benkocid. Chủ trang trại cần tiến hành pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm nhé.
Cách phòng bệnh gà bị bệnh sổ mũi vô cùng hiệu quả
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Điều này hoàn toàn đúng bởi nếu bạn biết cách ngăn cản ngay từ đầu thì về sau sẽ không có hậu quả nào nặng nề. Để phòng bệnh gà sổ mũi hiệu quả, chủ trang trại cần áp dụng các biện pháp an toàn sau:
- Xây dựng chuồng trại thông thoáng, mát mẻ đủ để ánh sáng mặt trời chiếu vào.
- Quan sát đàn gà thường xuyên để kịp thời phát hiện và chữa trị kịp thời.
- Lựa chọn giống gà khỏe mạnh, lông tơi, màu tươi.
- Chất thải gà nên được xử lý phù hợp, tránh điều kiện có lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào chuồng gà.
Kết luận
Bài viết trên, website đá gà Ae888 đã chỉ ra những nguyên nhân chính khiến gà bị sổ mũi, con đường lây bệnh, biểu hiện cũng như cách chữa trị và điều trị phù hợp. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp người chăn nuôi có cách chữa bệnh hiệu quả cũng như duy trì nòi giống gà khổ mạnh, chất lượng nhất.
Đào Bá Lộc là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa về an toàn và bảo mật trên AE88BET. Anh cam kết đảm bảo mọi hoạt động cá cược và thông tin cá nhân của khách hàng đều được bảo vệ một cách tốt nhất tại đây. Anh đã đầu tư vào công nghệ hiện đại và các biện pháp bảo mật tiên tiến để AE88BET là một môi trường giải trí trực tuyến an toàn và uy tín để người chơi tham gia các trò chơi yêu thích.
Thông tin chi tiết: