Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà được các chuyên gia đánh giá là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Vào mùa nắng nóng từ tháng 3 đến tháng 8, số lượng gà bị nhiễm bệnh rất lớn kèm theo nhiều thiệt hại. Để biết được nguyên nhân và cách chữa trị cho căn bệnh này mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh ký sinh trùng ở gà
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà (hay còn gọi là bệnh sốt rét gà) do Leucocytozoon-cauleri – một đơn bào gây ra. Sinh vật này là trùng roi thuộc phân loại bộ Haemosporidia, ngành Protozoa. Hiện nay theo thống kê thù đã có khoảng 67 loài Leucocytozoon có khả năng gây bệnh cho hơn 100 loài gia cầm, thủy cầm và các loài chim.
Đường lây nhiễm của căn bệnh ký sinh trùng đường máu là thông qua các tuyến nước bọt của các sinh vật đóng vai trò vật chủ trung gian như ruồi, muỗi, dĩn,… Khi muỗi đốt và tiến hành hút máu của gà thì loài đơn bào của Leucocytozoon-cauleri sẽ được truyền trực tiếp vào trong tế bào máu của gà.
Với khả năng sinh sản vô tính với tốc độ chóng mặt, sinh vật này có thể phá hủy các tế bào máu (gồm cả tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu) của vật chủ và sau đó lan nhanh sang các cơ quan nội tạng khác gây ra biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Chúng có thể làm cho hệ miễn dịch của gà suy giảm, sốt cao, rối loạn điện giải, mất tỉnh táo, mơ màng và dẫn đến gà kiệt quệ.
Xem thêm: Chiến Tích Gà Chọi Xám Thần Nỗi Khiếp Sợ Định Giá Bạc Tỷ
Biểu hiện của gà bị nhiễm căn bệnh ký sinh trùng trong máu
Vậy biểu hiện bệnh ký sinh trùng ở gà là gì? Tùy vào số lượng ký sinh trùng và sức khỏe của gia cầm mà bệnh sẽ tiến triển khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng điển hình mà bạn có thể tham khảo:
Thể cấp tính của gà khi mắc bệnh ký sinh trùng đường máu
Thể cấp tính của bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà thường diễn ra trong thời gian một tuần cho đến 12 ngày với các biểu hiện dưới đây:
- Gà bị sốt cao nhiều khi lên đến 44 độ, khát nước, bị tiêu chảy với phân lỏng xanh, vàng, trắng.
- Gà đi không vững, run rẩy vì rét, mào nhợt nhạt, miệng tiết ra nhiều dịch nhờn.
- Tình trạng thể chất gầy, sút cân nhanh. Lúc nào cũng xù lông, rúc đầu vào cánh để tự sưởi ấm.
- Gà rơi vào tình trạng ho hen khó thở, mắt thường nhắm nghiền hoặc nằm um đống
Thể mãn tính của gà nhiễm bệnh
- Gà bị sốt ngắt quãng, giảm ăn rồi lại bỏ ăn
- Gà lúc tiêu chảy, lúc không đi kèm phân lỏng có màu xanh. Gà chậm phát triển, bị thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, mào gà thâm
- Gà lười vận động, giảm năng suất đẻ hoặc thậm chí ngừng đẻ đột ngột. Một vài con có biểu hiện chân bị liệt. Tỷ lệ chết của gà từ 5 đến 20%.
Gà nếu mắc bệnh ký sinh trùng đường máu thì có nguy hiểm không?
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà cực kỳ nguy hiểm. Ban đầu sẽ chỉ thấy gà chết lác đác vào buổi tối, sau dần gà chết vào cả ban ngày. Nếu chủ trang trại không kịp can thiệp thì tỷ lệ chết có thể lên đến 70%. Đặc biệt ở gà đẻ thì sản lượng trứng và kích thước trứng suy giảm. tỷ lệ gà con nở ra chết rất nhiều.
Bệnh ký sinh trùng ở gà thường diễn ra trong quy mô lây lan khá rộng và có tính chất theo từng vùng. Nhất là đối với các tỉnh phía Nam Việt Nam nơi có đặc điểm thời tiết oi nóng, nhiệt độ và độ ẩm cao là môi trường cực kỳ thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển và tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát.
Cụ thể, tỷ lệ lây nhiễm của căn bệnh nguy hiểm này được thống kê như sau:
- Tỷ lệ lây nhiễm bệnh này ở gà khoảng 75% ở đối tượng gà còn non, chưa trưởng thành.
- Tỷ lệ lây nhiễm bệnh ký sinh trùng máu ở gà được thống kê nằm trong khoảng 20 – 30% đối với các con gà đã lớn, giống gà đã trưởng thành.
Phương pháp điều trị dứt điểm bệnh ký sinh trùng ở gà
Để điều trị bệnh ký sinh trùng ở gà hiệu quả thì người chăn nuôi cần phải sử dụng thuốc đặc trị và tiến hành chăm sóc gà sau bệnh:
Sử dụng thuốc đặc trị
Để chữa trị bệnh ký sinh trùng ở gà, cần phải sử dụng các kháng sinh đặc trị như Sulphamonomethoxine, Trimethoprim. Sử dụng thuốc đặc trị này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng huyết, xuất huyết và dung giải tế bào máu. Trường hợp gà bị sốt cao thì nên bổ sung thêm paracetamol.
Liều lượng sử dụng các loại thuốc kháng sinh được khuyến cáo từ bác sĩ thú y như sau: Sử dụng khoảng 1gr thuốc pha chính xác với 2 lít nước. Tiến hành lấy thuốc cho gà uống liên tục trong thời gian khoảng từ 5 cho đến 7 ngày và cần cẩn thận theo dõi tình trạng bệnh của gà có tiến triển theo chiều hướng tốt hơn hay không.
Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe, năng suất cho đàn gia cầm và tăng hiệu quả kinh tế, người chăn nuôi cần áp dụng nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh hiệu quả. Ngoài ra, với những chú gà đã bị bệnh và có dấu hiệu bệnh, hãy tiến hành cách ly triệt để để tránh tình trạng bệnh bùng phát, lây lan dịch khó kiểm soát trên diện rộng.
Chăm sóc gà sau bệnh
Sau khi điều trị bệnh cho gà, chủ trang trại cần phải chăm sóc giúp gà nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Cần giải độc gan thận, vitamin, bổ sung điện giải… trợ sức cho chúng. Các chế độ thức ăn cũng cần bổ sung nhiều dưỡng chức để giúp gà lấy lại sức sau khoảng thời gian chiến đấu với bệnh.
Cho gà ăn uống đủ lượng và đủ chất. Kết hợp thêm sử dụng máy băm nghiền thức ăn đa năng giúp gà hấp thu đủ các dưỡng chất và dễ dàng trong việc tiêu hóa, cải thiện tối đa hệ miễn dịch.
Một số biện pháp phòng tránh hiệu quả bệnh ký sinh trùng máu ở gà
Để bảo vệ đàn gà của mình trước căn bệnh ký sinh trùng đường máu, chủ trang trại nên thực hiện các bước dưới đây:
- Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà chủ yếu là do côn trùng hút máu, đặc biệt là muỗi gây ra. Do đó bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ môi trường chăn nuôi, tránh ao tù, nước đọng. Lên kế hoạch tiến hành phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn gà, nâng cao sức đề kháng cho chúng bằng cách bổ sung vitamin A, vitamin K, thuốc bổ, men tiêu hóa vào thức ăn.
- Tăng cường giải độc, bổ sung chức năng của gan và thận gà sau bệnh bằng cách hoà 1ml dung dịch sorbitol hoặc Livercin trong khoảng 1 lít nước và mang cho đàn gà uống bổ sung hàng ngày.
- Nên cách ly những chú gà bị bệnh để tránh mầm bệnh lây nhiễm chéo, ảnh hưởng đến cả đàn gà.
- Khi phát hiện các triệu chứng gà nhiễm bệnh thì cần phải tiến hành xử lý và khắc phục, không để diễn biến kéo dài.
Kết luận
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà hay còn gọi là bệnh sốt rét cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Nếu thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng và chữa bệnh thì sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ thiệt hại trong chăn nuôi. Hy vọng rằng bài viết trên đây của ae888.bet sẽ giúp cho các anh em hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.